• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ để ly hôn đơn phương theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền...

  • Căn cứ để có thể ly hôn đơn phương là gì theo đúng pháp luật
  • căn cứ để có thể ly hôn đơn phương
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ ĐỂ CÓ THỂ LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG LÀ GÌ 

Câu hỏi về căn cứ để có thể ly hôn đơn phương

     Thưa luật sư, em và chồng kết hôn được gần 2 năm. Có 1 bé 8 tháng tuổi. Trong thời gian mang thai, chồng em thường xuyên nói nặng lời với em, làm em bị ảnh hưởng đến tâm lý và  trầm cảm. Đến ngày gần sinh anh ấy nghỉ làm ở nhà gần 2 tháng. Và không có tiền sinh. Em phải đi vay mượn để chi trả tiền viện. Đến nay em ở nhà không đi làm.  Anh ấy thường xuyên nói nặng lời với em. Em không thể sống chung được nữa. Em muốn ly hôn mà anh ấy không chịu ký. Luật sư cho em hỏi em muốn ly hôn đơn phương, và có thể dùng lý do nào để có thể ly hôn ạ. Xin luật sư tư vấn giúp em.

Câu trả lời về căn cứ để có thể ly hôn đơn phương 

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về căn cứ để có thể ly hôn đơn phương , chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về căn cứ để có thể ly hôn đơn phương như sau:

1. Căn cứ pháp luật về căn cứ để có thể ly hôn đơn phương 

2. Nội dung tư vấn về căn cứ để có thể ly hôn đơn phương 

     Chúng tôi xin tóm tắt lại câu hỏi của bạn như sau: chồng bạn thường xuyên nói nặng lời với bạn làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Thêm nữa, chồng bạn cũng thiếu trách nhiệm khi bạn sinh con nhưng lại nghỉ việc khiến tài chính không đủ và bạn phải đi vay tiền. Hiện tại, bạn muốn ly hôn nhưng chồng bạn không chịu ký đơn và bạn muốn chuyển sang ly hôn đơn phương. Bạn không biết phải dùng lý do gì để có thể được chấp nhận yêu cầu ly hôn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn các căn cứ để ly hôn như sau:

2.1. Căn cứ để ly hôn đơn phương 

     Khoản 1 điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, ly hôn theo yêu cầu một bên là:

     "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."

     Theo đó, trong trường hợp của bạn, căn cứ để có thể ly hôn đơn phương là các hành vi làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được bao gồm:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng;

     Để hiểu rõ hơn thế nào là bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, bạn có thể xem tại mục 2.2 và 2.3 sau đây. [caption id="attachment_148914" align="aligncenter" width="450"]Căn cứ để có thể ly hôn đơn phương Căn cứ để có thể ly hôn đơn phương[/caption]

2.2. Thế nào là bạo lực gia đình?

     Theo quy định tại Khoản 2 điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Điều 2 Luật này quy định, hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

     Các hành vi bạo lực kể trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

     Như bạn đã trình bày, chồng bạn thường xuyên nói nặng lời làm ảnh hưởng tới tâm lý của bạn cả trước và sau khi sinh dẫn tới bạn bị trầm cảm. Việc này có thể xếp vào loại lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, nếu có chứng cứ chứng minh việc này, bạn hoàn toàn có thể đủ căn cứ ly hôn. 

     Chứng cứ chứng minh này có thể là lời khai của hàng xóm về việc chồng bạn thường xuyên nặng lời với bạn, hay kết quả giám định chứng minh bạn bị trầm cảm...

2.3. Thế nào là vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng?

     Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng bao gồm các quyền nghĩa vụ được nêu tại Mục 1 Chương 3 từ điều 17 đến điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó, các hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ, chồng gồm:

  • Không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng;

     Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

  • Không có tình nghĩa vợ chồng;

      Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình

  • Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;
  • Không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng;
  • Không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

     Trường hợp của bạn, chồng bạn không quan tâm đến cảm xúc của bạn, trong quá trình bạn mang thai lại vô trách nhiệm, không chia sẻ với bạn nghĩa vụ tài chính trong gia đình. Bạn có thể lấy đó làm căn cứ ly hôn.

     Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các căn cứ để ly hôn đơn phương. Sau khi đã xác định các căn cứ ly hôn rồi, bạn cần nộp hồ sơ theo quy định pháp luật tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Thời gian ly hôn đơn phương có thể kéo dài từ 4-6 tháng. Bạn có thể tham khảo thủ tục ly hôn tại bài viết:

     >>>Thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con theo pháp luật 

     Một số bài viết tham khảo

     Để được tư vấn chi tiết về căn cứ để có thể ly hôn đơn phương , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nghiêm Trang
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178