Đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ 2020
10:53 30/11/2019
Em trai bạn được 13 tuổi...Bạn muốn làm người giám hộ cho em, tuy nhiên bạn chưa rõ về thủ tục đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ...
- Đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ 2020
- đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi
Câu hỏi của bạn về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi
Luật sư cho tôi hỏi, tôi sinh năm 1990, tôi đã lấy vợ được 5 năm và ra sống riêng. Bố mẹ tôi vừa mất do tai nạn giao thông. Tôi có một người em trai sinh năm 2007, trước đó em tôi vẫn sống cùng bố mẹ.Gia đình tôi chỉ có hai anh em, mà giờ bố mẹ tôi đã mất, em tôi còn nhỏ quá nên tôi muốn đưa em về sống cùng tôi. Tôi cũng muốn trở thành người giám hộ cho em tôi luôn, nhưng tôi chưa rõ về thủ tục đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ. Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.
Câu trả lời của Luật sư về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi , chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi như sau:1. Căn cứ pháp lý về về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi
2. Nội dung tư vấn về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi. Cụ thể bạn muốn biết, bạn sinh năm 1990 đã lấy vợ và ra ở riêng còn em trai bạn sinh năm 2007 trước đây vẫn sống cùng bố mẹ bạn. Tuy nhiên, vừa qua bố mẹ bạn đã qua đời do tai nạn. Bạn muốn thay bố mẹ chăm sóc em và làm người giám hộ cho em, tuy nhiên bạn chưa rõ về thủ tục đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ . Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên không còn cha mẹ là người được giám hộ. Trong trường hợp của bạn, em trai bạn sinh năm 2007, tức là mới được 13 tuổi vẫn là người chưa thành niên, bên cạnh đó bé cũng không còn bố mẹ, nên em bạn thuộc trường hợp người được giám hộ.
2.1. Điều kiện được đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ Luật Dân sự năm 2015, quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Về nguyên tắc, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên không còn cha mẹ là anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả, nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột tiếp theo là người giám hộ; trường hợp không có anh/chị ruột đủ điều kiện thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại sẽ là người giám hộ. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp của bạn, gia đình bạn chỉ có hai anh em, nên bạn có thể là người giám hộ đương nhiên cho em trai của bạn nếu bạn đám ứng đủ các điều kiện làm người giám hộ. Cụ thể, bạn cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 49 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
2.2. Thẩm quyền đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ
Điều 19. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
2.3. Thủ tục đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ
Trong trường hợp của bạn, bạn muốn trở thành người giám hộ cho em trai của bạn, nên bạn thuộc vào trường hợp đăng kí giám hộ đương nhiên. Vì vậy chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về thủ tục đăng kí giám hộ đương nhiên cho người dưới 18 tuổi không còn cha mẹ. Cụ thể, được quy định tại Điều 21 Luật Hộ tịch năm 2014:
Bước 1: Bạn cần chuẩn đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp tại UBND cấp xã nơi bạn cư trú hoặc em trai bạn cư trú. Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu;
- Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên (giấy khai sinh của hai anh em;...)
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
Bước 3: Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
Như vậy, nếu bạn muốn trở thành người giám hộ cho em trai, thì bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện làm người giám hộ theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, khi làm thủ tục đăng kí giám hộ thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện các bước như trên, để đảm bảo tốt nhất việc đảm bảo quyền và lợi ích chi em trai bạn và bạn. Bài viết tham khảo:
- Cá nhân là người giám hộ theo quy định năm 2020
- Tải mẫu tờ khai đăng ký giám hộ
- Người giám sát việc giám hộ theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Để được tư vấn chi tiết về đăng ký giám hộ cho người dưới 18 tuổi quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hải Anh