• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người giám sát việc giám hộ theo quy định của bộ luật dân sự 2015: Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ

  • Người giám sát việc giám hộ theo quy định của bộ luật dân sự 2015
  • Người giám sát việc giám hộ
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ

Kiến thức của bạn:

    Người giám sát việc giám hộ theo quy định của bộ luật dân sự 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm giám sát việc giám hộ

a. Khái niệm

    Để đảm bảo việc giám hộ được thực hiện cũng như phòng trừ việc giám hộ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người được giám hộ, pháp luật đã có quy định về người giám sát việc giám hộ tại điều 51 BLDS 2015.

    Trong từ điển Tiếng Việt, giám sát được hiểu là “sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định” hoặc được hiểu là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”. Từ đây có thể hiểu: giám sát việc giám hộ chính lá việc theo dõi, kiểm tra các hoạt động của người giám hộ trong việc thực giám hộ, xem xét giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ có liên quan đến việc giám hộ; người giám sát việc giám hộ là người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ thực hiện hoạt động giám sát việc giám hộ.

b. Điều kiện của người giám sát việc giám hộ

Theo quy định tại khoản 3 điều 51 Bộ luật dân sự 2015:

3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

     Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát. [caption id="attachment_28351" align="aligncenter" width="280"]Người giám sát việc giám hộ Người giám sát việc giám hộ[/caption]

2. Ai là người giám sát việc giám hộ

    Điều 51 BLDS 2015 quy định về giám sát việc giám hộ như sau:

“1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.

Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

  1. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.”

    Như vậy, theo quy định thì  pháp luật ưu tiên quyền giám sát việc giám hộ đầu tiên sẽ thuộc về người thân thích gần nhất của người được giám hộ, nhằm bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích của người được giám hộ, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá về đạo đức gia đình và xã hội của người Việt Nam.

    Điều 51 BLDS 2015 cũng không loại trừ trường hợp người được giám hộ không có người thân thích, hoặc trong số những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ nên tại Khoản 2 của điều này có quy định rõ: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ”. Chỉ những người có đủ năng lực hành vi dân sự mới có đủ điều kiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá cũng như giải quyết chính xác, kịp thời các vấn đề liên quan đến hoạt động giám hộ, hoàn thành tốt được vai trò giám sát được pháp luật quy định, vì vậy việc giám hộ luôn phải được giám sát bởi cá nhân có trách nhiệm, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do người thân thích của người được giám hộ hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người được giám hộ cử ra.

3. Quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ

  • Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
  • Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật dân sự 2015. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

    Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về người giám sát việc giám hộ. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178