• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kiến thức cho bạn: Chủ sở hữu nhà chung cư có quyền họp hội nghị nhà chung cư bất thường khi nào?Trả lời:Căn cứ khoản 1 Điều 14....Liên hệ tổng đài 19006236

  • Chủ sở hữu nhà chung cư có quyền họp hội nghị nhà chung cư bất thường khi nào?
  • hội nghị nhà chung cư bất thường
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHỦ SỞ HỮU NHÀ CHUNG CƯ CÓ QUYỀN HỌP HỘI NGHỊ NHÀ CHUNG CƯ BẤT THƯỜNG KHI NÀO?

Kiến thức của bạn:

    Trong một số trường hợp, chủ sở hữu nhà chung cư có quyền tổ chức họp hội nghị nhà chung cư bất thường. Vậy khi nào thì chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện quyền này, có cần phải đáp ứng thêm điều kiện gì nữa không? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Thông tư 02/2016/TT-BXD Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư
[caption id="attachment_38245" align="aligncenter" width="399"]hội nghị nhà chung cư bất thường                    hội nghị nhà chung cư bất thường[/caption]

Nội dung kiến thức:

     Các tòa nhà chung cư hiện nay ngoài cuộc họp hội nghị nhà chung cư thường niên thì các chủ sở hữu còn có quyền họp hội nghị bất thường nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhà chung cư ngay lập tức. Đó là các vấn đề sau:

     Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì Hội nghị nhà chung cư bất thường được tổ chức khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích; trường hợp thay thế Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử người khác đảm nhận mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường;

b) Miễn nhiệm hoặc bãi miễn toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới;

c) Bầu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban, Phó ban do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 26 của Quy chế này hoặc bầu thay thế thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 của Quy chế này;

d) Ban quản trị nhà chung cư đề nghị thay thế đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

đ) Các trường hợp khác khi có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

     Tuy nhiên, để tổ chức được Hội nghị nhà chung cư bất thường thì phải đảm bảo được điều kiện về số lượng người tham gia hội nghị, cụ thể như sau:

     1. Đối hội nghị tòa nhà chung cư bất thường

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD:

     - Trường hợp họp hội nghị nhà chung cư để quyết định một trong các vấn đề quy định tại các Điểm a, b, c hoặc d Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự;

     - Trường hợp họp hội nghị nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư bất thường tham dự.

     2. Đối với hội nghị cụm nhà chung cư bất thường

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD:

     - Trường hợp họp hội nghị cụm nhà chung cư để bầu Trưởng ban hoặc bầu mới toàn bộ Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc quyết định nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư tham dự.

       Trong trường hợp tại mỗi một tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng mà có tòa nhà đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành của tòa nhà thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự và chỉ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để quyết định;

     - Trường hợp bầu thay thế Phó ban quản trị hoặc các thành viên Ban quản trị là đại diện của tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì chỉ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để bầu thành viên khác thay thế; hội nghị của tòa nhà được tổ chức họp để bầu người thay thế khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự;

     - Trường hợp tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị cụm nhà chung cư bất thường tham dự.

     Khi tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường thì Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

     Nếu Ban quản trị nhà chung cư không tổ chức được hội nghị nhà chung cư bất thường thì Ủy ban nhân dân cấp phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường để quyết định một trong các nội dung quy định tại các Điểm a, b hoặc c Khoản 1 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Ban quản trị nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường nhưng không có đủ số người tham dự theo quy định tại Điểm a Khoản 2 hoặc Điểm a Khoản 3 Điều này và có văn bản đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư;

b) Có đơn của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để quyết định một trong các nội dung quy định tại các Điểm a, b hoặc c Khoản 1 Điều này nhưng Ban quản trị nhà chung cư không tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban quản trị hoặc nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ , Ủy ban nhân dân cấp phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường. Kết quả của hội nghị nhà chung cư bất thường do Ủy ban nhân dân cấp phường tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do Ban quản trị nhà chung cư tổ chức quy định tại Điều này.

Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Hội nghị bất thường nhà chung cư.

Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về hội nghị bất thường nhà chung cư mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật Sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật Sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật Sư.  + Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500  + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033 + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com 

  Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178