• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi đi xuất khẩu lao động nhưng tôi muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Xin luật sư tư vấn cho tôi. Trước tiên bạn cần chuẩn bị: đơn xin ly hôn theo mẫu,.

  • Chồng đi xuất khẩu lao động có giành quyền nuôi con được không?
  • Giành quyền nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chồng đi xuất khẩu lao động có giành quyền nuôi con được không?

Câu hỏi của bạn:

     Mong Luật sư tư vấn trường hợp của tôi:
     Vợ chồng tôi cưới nhau được 1 năm thì xảy ra mâu thuẫn. Vợ bỏ đi để con lại cho tôi nuôi. Khi đó con tôi mới được 5 tháng. Bây giờ tôi cũng đang đi xuất khẩu lao động. Con tôi gửi ông bà nội chăm. Vậy nếu ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không? Nếu con là tôi nuôi thì liệu tôi có quyền đòi trợ cấp gì từ vợ tôi không?
     Chân thành cảm ơn Luật sư !

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

     Việc xác định quyền nuôi con phụ thuộc nhiều yếu tố, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nuôi con đó là hình thức ly hôn. Theo quy định của pháp luật, có hai hình thức ly hôn: thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Tùy từng hình thức tác động nhất định đến việc quyết định quyền nuôi con, thủ tục, thời gian tiến hành.

Trường hợp 1: Giành quyền nuôi con khi thuận tình ly hôn

     Theo điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

     Như vậy, nếu tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn thì vợ chồng phải thỏa thuận được các vấn đề liên quan đến con cái và phân chia tài sản. Do vậy, quyền nuôi con lúc này phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp không thỏa thuận được và có yêu cầu thì Tòa án tiến hành giải quyết.

     Nếu không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì Tòa án chuyển vụ việc thành đơn phương ly hôn.

Trường hợp 2: Giành quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn

     Để xác định quyền nuôi con Tòa án căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

     Theo đó, Tòa án vẫn ưu tiên thỏa thuận của hai bên. Trường hợp không thỏa thuận được Tòa án giải quyết dựa trên căn cứ sau:

- Con từ đủ 07 trở lên có xem xét nguyện vọng của con

- Con dưới 36 tháng tuổi giao con cho người mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

     Đối với trường hợp của bạn, vì chưa rõ ràng về độ tuổi của con cũng như thông tin về người vợ nên chúng tôi đưa ra những trường hợp chung nhất nhằm định hướng cho vấn đề giành quyền nuôi con. [caption id="attachment_44126" align="aligncenter" width="413"]Chồng đi xuất khẩu lao động có giành quyền nuôi con được không Chồng đi xuất khẩu lao động có giành quyền nuôi con được không[/caption]

     Theo khoản 1 điều 70 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức."

     Như vậy, con có quyền được cha mẹ yêu thương, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản. Con có quyền học tập và giáo dục, được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho con. Việc xác định quyền nuôi con phụ thuộc vào việc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.

     Việc chứng minh khả năng nuôi con và khả năng đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con phụ thuộc các yếu tố sau:

  • Điều kiện kinh tế: đảm bảo chỗ ở, ăn uống, nhu cầu thiết yếu cuộc sống cho con,…
  • Điều kiện tinh thần: đảm bảo đời sống tâm lý, tình cảm cho con,…
  • Điều kiện khác: thời gian bên con, chăm sóc con,…  

     Để giành quyền nuôi con, cần làm rõ một số vấn đề như sau:

  • Con bạn hiện tại bao nhiêu tuổi?
  • Vợ bạn bỏ đi tính đến nay được bao lâu?
  • Khi vợ bạn bỏ đi, bạn đã đi xuất khẩu lao động chưa? Nếu bạn chưa đi xuất khẩu lao động thì bạn là người chăm sóc con hay giao ngay cho bà chăm sóc?
  • Bạn có nắm được nơi cư trú hiện tại của vợ bạn không? Có thể liên lạc được không? Điều kiện hoặc cuộc sống hiện tại của vợ bạn hiện tại như thế nào?
  • Gia đình nhà ngoại ở cùng nơi cư trú hay khác nơi cư trú? Điều kiện gia đình nhà ngoại?
  • Thời hạn đi xuất khẩu lao động đến năm nào?
  • …?

     Do thông tin hạn chế nên chúng tôi khó có thể tư vấn cụ thể nhất đối với trường hợp của bạn. Để được tư vấn rõ ràng nhất bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 19006500 rồi ấn phím 2. Chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ giải đáp chính xác nhất tình huống của bạn.

     Về vấn đề cấp dưỡng, căn cứ theo khoản 1 điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con." 

     Như vậy, nếu bạn giành được quyền nuôi con thì vợ bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và hình thức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án tiến hành giải quyết.

    Để được tư vấn chi tiết về chồng không cấp dưỡng cho con sau ly hôn quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.
         

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178