• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không theo quy định pháp luật hiện hành. Các trường hợp các con có quyền yêu cầu chia tài sản

  • Các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không?
  • các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC CON CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN KHI BỐ MẸ LY HÔN

Câu hỏi về vấn đề các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không: 

     Dạ em chào luật sư ạ. Em muốn hỏi luật sư việc này. Hiện tại bố mẹ em muốn ly hôn do bố em có quan hệ ngoài luồng. Trong đơn bố mẹ em đã thỏa thuận nhờ tòa chia tài sản cho gia đình em làm 4. Bố mẹ em sinh được 2 người con, con gái sinh năm 1991 và con trai sinh năm 1997 hiện tại cả 2 người con chưa lập gia đình. Vậy sau khi chia tài sản bọn em có được đòi chia tài sản chung đó không ạ. Mong nhận được thư hồi đáp của luật sư. 

Câu trả lời về vấn đề các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không như sau:

1. Căn cứ pháp luật về vấn đề các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không:

      Vì bạn không nêu rõ trường hợp của bạn, bố mẹ thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn, và có tranh chấp về tài sản hay không nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn trong hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp bố mẹ thuận tình ly hôn, không có tranh chấp về tài sản

     Nếu bố mẹ bạn ly hôn thuận tình và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản làm 4 cho cả hai người con và yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận đó thì các con đương nhiên có quyền hưởng phần tài sản đó mà không cần yêu cầu Tòa án chia tài sản chung đó nữa.

  • Trường hợp bố mẹ ly hôn đơn phương và chưa thỏa thuận được về tài sản

     Trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bố mẹ bạn có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung khi ly hôn làm 4 phần tuy nhiên chưa thống nhất được mức chia và trong 4 phần đó có chia cho các con hay không. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn về trường hợp này như sau:

2.1 Quyền được chia tài sản của các con khi bố mẹ ly hôn

     Khoản 1, khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

     Theo quy định nêu trên, khi ly hôn, việc chia tài sản do bố mẹ bạn tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Tài sản chung về nguyên tắc được chia đôi, tức là không bắt buộc phải chia cho các con.  [caption id="attachment_137446" align="aligncenter" width="450"] các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn[/caption]

2.2 Những trường hợp các con có thể được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn

  • Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:

     Trường hợp của bạn, hai người con đều đã thành niên vì vậy bố mẹ không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con. Trừ trường hợp các con mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì bố mẹ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

  • Giấy tờ ghi nhận quyền của các con:

     Trường hợp trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sử dụng tài sản có tên các con với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ thì các con có thể được Tòa án giải quyết chia tài sản đó.

     Ví dụ: Trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình mà tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, nếu con cái có tên trong sổ hộ khẩu (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho  "hộ gia đình") thì sẽ có quyền sử dụng đất chung với bố mẹ bạn và khi bố mẹ ly hôn thì các bạn được xem xét giải quyết để chia tài sản.

  • Các con có đóng góp công sức trong việc tạo lập khối tài sản chung:

     Khi có bằng chứng chứng minh việc các con có công sức đóng góp tạo lập, phát triển khối tài sản chung đó, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết chia phần tài sản đó cho mình theo công sức đóng góp.

     Nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên mà Tòa án không giải quyết chia tài sản cho các con thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung khi bố mẹ ly hôn.

     Một số bài viết tham khảo


   Hồ sơ giải quyết ly hôn

Câu hỏi:

Xin Luật sư cho tôi biết hồ sơ giải quyết ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương gồm những gì? Tôi có thể mua hay lấy ở đâu?

Trả lời:

1. Hồ sơ ly hôn thuận tình

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu) - có thể mua tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền mẫu đơn này;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Giấy tờ khác 

2. Hồ sơ ly hôn đơn phương

+ Đơn yêu cầu ly hôn đơn phương (theo mẫu) - có thể mua tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền mẫu đơn này;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Giấy tờ khác

+ Giấy tờ xác minh về tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản

=> Như vậy, để thực hiện giải quyết ly hôn thì bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo hướng dẫn nêu trên.

3. Chi phí giải quyết ly hôn

Tùy thuộc trường hợp là ly hôn thuận tình hay đơn phương; có hay không có tranh chấp về tài sản mà án phí cũng có sự thay đổi. 

  • Nếu chỉ yêu cầu Tòa công nhận thuận tình ly hôn, mức án phí bằng mức tạm ứng án phí và bằng 300.000VND (theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)
  • Nếu trường hợp ly hôn đơn phương, có yêu cầu phân chia tài sản thì mức án phí sẽ tùy thuộc vào giá trị tài sản đang tranh chấp (theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

Bài viết tham khảo:

[caption id="attachment_195938" align="aligncenter" width="494"] các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn[/caption]

Chế độ tài sản của vợ chồng

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau:

Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, có nhiều cặp vợ chồng mong muốn có một chế độ thỏa thuận về tài sản riêng, chung của cả hai trong cuộc sống hôn nhân. Bởi như vậy sẽ minh bạch, rõ ràng trong công việc, tránh các trường hợp xung đột, xích mích, mâu thuẫn trong quá trình chung sống. Mong Luật sư hỗ trợ tư vấn cho tôi về quy định của pháp luật Hôn nhân gia đình hiện nay về vấn đề này. Chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống nhanh, bộn bề, có rất nhiều cặp vợ chồng lựa chọn cách thức thỏa thuận riêng biệt về tài sản, hay chính xác là chế độ tài sản của vợ chồng; để nhằm rõ ràng, minh bạch hóa các nguồn thu và các khoản nợ, phục vụ tốt hơn cho công việc, tránh mâu thuẫn, xung đột lợi ích. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành cũng có điều chỉnh chi tiết về vấn đề này, cụ thể như sau:

1. Quy định chung về chế độ tài sản của vợ chồng

Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khi thiết lập quan hệ tài sản theo một chế độ nào đó thì bắt buộc mỗi cá nhân phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến chế độ đó.

2. Chế độ tài sản của vợ chồng

Việc xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ chung sống hôn nhân phải được lập thành thỏa thuận rõ ràng:

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng có thể bao gồm các nội dung cơ bản như:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

Thỏa thuận này cũng có thể bị chấm dứt, vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.

Kết luận, khi phát sinh tranh chấp dẫn đến ly hôn chia tài sản, dựa trên nguyên tắc nguồn gốc hình thành tài sản mà có sự phân định, chia quyền cụ thể. Vợ chồng vẫn có thể thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng trước hoặc tại thời điểm đăng ký kết hôn. Cần lưu ý để thỏa thuận này không thuộc vào các trường hợp bị vô hiệu. Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về các con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn.

     Chuyên viên: Thu Trang

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178