Bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con
22:57 29/06/2018
Bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con: Sinh con mà không đăng ký kết hôn...Cách thức xử lý...
- Bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con
- Bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
BỐ CÓ ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI KHÔNG CÓ TÊN TRONG GIẤY KHAI SINH CỦA CON
Câu hỏi của bạn:
Chào anh/ chị
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con
1. Sinh con mà không đăng ký kết hôn
Trong trường hợp này, chị bạn và anh kia đã có con với nhau nhưng lại không đăng ký kết hôn thì theo pháp luật quy định đây là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
[caption id="attachment_98322" align="aligncenter" width="528"] Bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con[/caption]2. Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
3. Bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con
Nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến con chung thì áp dụng các Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết. Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.” Căn cứ theo Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Như vậy thì việc pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân của cha mẹ không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Bởi vì, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ không được Nhà nước thừa nhận thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Bạn không nói rõ là hiện nay đứa trẻ bao nhiêu tuổi nên chúng tôi sẽ đưa ra các trường hợp sau: Việc nuôi con sẽ do 2 bên cùng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi căn cứ các quyền lợi về mọi mặt của con,con từ đủ 7 tuổi trở lên thì xét theo nguyện vọng của con, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện về việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Như vậy, đứa trẻ từ đủ 36 tháng trở lên thì chị bạn phải chứng minh mình có đủ điều kiện nuôi con.
Người không trực tiếp nuôi và sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Mức cấp dưỡng do cha mẹ thỏa thuận, hoặc do cha mẹ với con cái thỏa thuận với nhau khi con đã thành niên. Mức cấp dưỡng này căn cứ vào khả năng tài chính thực tế và nhu cầu thực tế của con để phục vụ cuộc sống. Cha mẹ là người có nghĩa vụ nuôi con có quyền yêu cầu người không nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của họ và yêu cầu người không nuôi con cũng như gia đình họ tôn trọng quyết định nuôi con của mình.
Mặc dù bố của đứa bé không có tên trong giấy khai sinh của con, nhưng anh ấy vẫn có thể yêu cầu Tòa án xác nhận con theo Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình. Và nếu Tòa án xác nhận đứa bé là con của anh ấy thì anh ấy hòan toàn có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình.
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn trước ngày 1/1/2015 thì áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng Luật này để giải quyết.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về bố có được giành quyền nuôi con khi không có tên trong giấy khai sinh của con, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: l[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.