• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ai được quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình? vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề này:

  • Ai được quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình?
  • ký vào giấy bán đất của hộ gia đình
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

AI ĐƯỢC QUYỀN KÝ VÀO GIẤY BÁN ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Câu hỏi của bạn:
     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Gia đình tôi đang xảy ra 1 số vấn đề. Căn nhà của bà nội tôi đang ở có diện tích 61m2, hiện nay bà đang muốn sang nhượng quyền sử dụng cho bác trai hai (bố tôi thứ 5 là út) nhưng hiện tại đang vướng mắc 2 mẹ con tôi. 2 mẹ con tôi có tên trong hộ khẩu mà hộ khẩu của bà thì ghi là hộ gia đình. Hiện nay mẹ con tôi đã tách khẩu đi nơi khác nhưng tách sau khi nhà bà làm sổ đỏ. Hiện giờ bà đang bắt mẹ con tôi phải ký giấy cho tài sản, cho bà sở hữu toàn bộ diện tích đó. Vậy Luật sư cho tôi hỏi ai được quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình? Nếu mẹ con tôi không ký văn bản chuyển nhượng thì bà có chuyển đổi được quyền sử dụng đất cho bác 2 không? Và nếu mẹ con tôi muốn làm sổ đỏ riêng phần được thừa hưởng (2/4 phần) mảnh đất đó thì theo pháp luật có làm được không? Tôi cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi ai được quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn: 

1. Ai được quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình?

1.1 Như thế nào là hộ gia đình sử dụng đất?

     Tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 đưa ra khái niệm hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

     Như vậy, trong trường hợp này của bạn, tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình của bà bạn, bạn và mẹ bạn có tên trong sổ hộ khẩu mà bà bạn là chủ hộ, do đó hộ gia đình của bà bạn là hộ gia đình sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

1.2 Ai được quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình?

     Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 thì:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

     Như vậy, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó là:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

     "2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác."

     Với việc căn cứ quy định trên của pháp luật, để chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của Luật đất đai, còn phải dựa trên sự thỏa thuận của các thành viên trong hộ gia đình đó.

     Do vậy, trong trường hợp này của bạn, nếu không được sự đồng ý của bạn và mẹ bạn thì bà bạn sẽ không thể chuyển nhượng toàn bộ mảnh đất đó cho bác của bạn được. Và phải thực hiện việc phân chia, bà bạn chỉ được chuyển nhượng đối với phần mà bà bạn có quyền. quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình

 

2. Có thể phân chia và tách thửa đất không?

     Trước khi thực hiện thủ tục phân chia, cần xác định ai là người có quyền đối với mảnh đất đó. Sổ hộ khẩu gia đình là căn cứ để xác định vấn đề này.

     Về việc phân chia và muốn tách thửa đất đó thành các thửa đất riêng biệt có sổ đỏ riêng, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau: để có thể thực hiện được thủ tục này cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất;
  • Phù hợp với quy hoạch của địa phương;
  • Không thuộc các trường hợp không được phép tách thửa.

     Trong trường hợp các thành viên trong hộ gia đình của bà bạn không đồng ý về việc thỏa thuận phân chia thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia theo quy định pháp luật.

Thủ tục tách thửa đất vui lòng tham khảo tại bài viết:

     Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về câu hỏi ai được quyền ký vào giấy bán đất của hộ gia đình. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

    Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

    Trân trọng./.

 Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178