• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác đối với giảng viên, giảng viên A ngoại tình với sinh viên là vợ tôi....

  • Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác đối với giảng viên
  • Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ HÀNH VI PHÁ HOẠI HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Câu hỏi của bạn

     Tôi cần tư vấn: giảng viên A có quan hệ với sinh viên là vợ tôi. Tôi có bằng chứng là tin nhắn zalo. Vậy tôi có tố cáo được giảng viên A về vi phạm đạo đức Nhà giáo hay không? Với bằng chứng là tin nhắn zalo, nếu tố cáo thì tôi tố cáo ai?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình tới cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình:

1. Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác.

     Khoản 2 và khoản 3 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những hành vi cấm trong hôn nhân và gia đình như sau:

     “2. Cấm các hành vi sau đây:

     a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

     b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

     c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

     d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

     đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

     e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

     g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

     h) Bạo lực gia đình;

     i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

     3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

     Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

     Theo đó, điểm c khoản 2 điều 5 nêu trên quy định về hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác đó là: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.  Hành vi nêu trên được pháp luật hôn nhân và gia đình xác định là hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Và mọi hành vi vi phạm đó đều bị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.  [caption id="attachment_79535" align="aligncenter" width="531"]Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình[/caption]

2. Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác như thế nào?

     Điều 182 Bộ luật hình sự 2015: “Người nào đang có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, vợ thuộc một trong các trường hợp: làm cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên dẫn đến ly hôn, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”

     Theo thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TAND-VKSND quy định như sau:

     "Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó..."

     Theo thông tin bạn cung cấp, bạn chỉ có chứng cứ là những tin nhắn trên zalo của vợ bạn và giảng viên A, những tin nhắn đó chưa đủ để tố cáo hành vi xâm phạm chế độ một vợ một chồng. Những tin nhắn zalo đó chỉ được coi là nguồn của chứng cứ, để nó có giá trị như chứng cứ thì bạn cần chứng minh nhiều yếu tố như: tin nhắn có nội dung thân mật vượt quá giới hạn bạn bè hay không, xác minh được chủ tài khoản đó là giảng viên A,... 

     Còn nếu bạn khó xác minh được thì những tin nhắn zalo đó bạn có thể là đơn trình báo lên nhà trường xét về tư cách đạo đức của nhà giáo theo quy định tại điều 3 nghị định 34/2011/NĐ-CP:

     "1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

     2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

     3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

     Theo đó, bạn có thể tố cáo hành vi ngoại tình của giảng viên A này lên Hiệu trưởng nơi giảng viên A này đang công tác kèm theo những chứng cứ bạn có. Từ đó, trường mà giảng viên A đang công tác sẽ có các hình thức xử lý hành vi phá hoại gia đình của giảng viên A này tùy thuộc vào mức độ: khiển trách,cảnh cáo, hạ bậc lương,...

     Để được tư vấn chi tiết về xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ  Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178