Xây nhà trên đất đang thế chấp tại Ngân hàng có được không?
17:35 08/08/2017
Xây nhà trên đất đang thế chấp tại Ngân hàng có được không? tham khảo bà viết để hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề này:
![](https://luattoanquoc.com/wp-content/uploads/2017/08/xay-nha-tren-dat-dang-the-chap.jpg)
Xây nhà trên đất đang thế chấp tại Ngân hàng có được không?
Xây nhà trên đất đang thế chấp
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT ĐANG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: tôi có mua một mảnh đất 100m2 nhưng đã thế chấp ngân hàng để vay tiền, thanh toán theo hình thức trả góp trong thời gian 5 năm, đến năm 2020 mới hết hạn trả nợ và lấy sổ đỏ về. Nay tôi muốn xây một ngôi nhà cấp 4 thì có được không? Không có sổ đỏ thì có được phép xây dựng không? Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về vấn đề xây nhà trên đất đang thế chấp tại ngân hàng chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật xây dựng 2014.
Nội dung tư vấn:
1. Xây nhà trên đất đang thế chấp tại Ngân hàng có được không?
Tại Điều 321 BLDS 2015 quy định về các quyền của bên thế chấp như sau:
- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và lấy giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thé chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
- Trường hợp tài sản thế chấp là khi hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượng biết về việc tài sản cho thuê, cho mượng đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Như vậy, với việc quy định như trên, pháp luật cho phép người thế chấp quyền sử dụng đất được xây nhà trên đất đang thế chấp, để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng khi xây nhà trên đất đang thế chấp
2.1 Hồ sơ
Được quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng 2014, hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
2.2 Trình tự thực hiện
Được quy định tại Điều 102 Luật xây dựng 2014, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định có trách nhiệm:
- Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết).
- Xem xét các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Nếu hồ sơ bổ sung chưa đầy đủ thì cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn chưa đầy đủ thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định pháp luật để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng
Bước 4: Nhận kết quả. Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề xây nhà trên đất đang thế chấp tại Ngân hàng có được không. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: