Căn cứ xác định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất
17:00 11/01/2024
Căn cứ xác định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất được quy định tại Luật đất đai, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
- Căn cứ xác định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất
- Căn cứ xác định quyền sử dụng đất
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Câu hỏi của bạn:
Xin chào quý công ty. Cho tôi được hỏi sự việc như sau. Bố mẹ được ông bà tôi cho đất nhưng không có giấy tờ trao đổi. Đến năm 1993 thửa đất đó mang tên bố mẹ tôi từ đó đến nay (thể hiện trên sổ mục kê). Cho tôi hỏi giờ thửa đất đó có trong diện thừa kế của ông bà tôi hay không?. Tôi xin cảm ơn.
Căn cứ pháp lý:
Trước tiên để xác nhận phần đất đó hiện tại thuộc quyền sử dụng của ai thì cần phải xem xét tới các quy định của pháp luật hiện hành về xác định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như thế nào. Có tên trong sổ mục kê đất đai đã đủ để thể hiện quyền của người sử dụng hay chưa?
1. Sổ mục kê và sổ địa chính có vai trò gì trong việc xác định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất
Khoản 2, Điều 20 Thông tư 24/2014/TT- BTNMT quy định về sổ mục kê như sau:
Điều 20. Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai
..…
2. Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai (..)
Đây là căn cứ để xác định tên người sử dụng đất, người được giao quản lý, diện tích, loại đất...
Trong đó, sổ địa chính được quy định tại điều 21, thông tư 24/2014/TT- BTNMT:
Điều 21. Lập Sổ địa chính
1. Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:
a) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
b) Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;
c) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;
d) Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất);
đ) Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;
e) Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất (…)
Như vậy, sổ địa chính là việc ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. Sổ mục kê là căn cứ để lập nên sổ địa chính
Mặt khác, một số quy định tại luật đất đai:
Luật đất đai, khoản 3 Điều 188:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
.…
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Khoản 5, 7 điều 95:
Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
..…
5. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.
..…
7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.
Tiểu kết: từ các quy định trên có thể tạm kết như sau:
- Xác định quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đầu tiên sẽ thông qua việc người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận hay chưa, nếu chưa có giấy chứng nhận thì phải thông qua việc đăng ký, nghĩa là đã đăng ký quyền sử dụng đất và được ghi nhận vào sổ địa chính hay chưa? Vì luật đất đai ghi nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất bắt đầu có hiệu lực tính từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính
- Ngoài ra, sổ mục kê đất đai và bản đồ địa chính là tài liệu điều tra đo đạc địa chính (khoản 1, điều 4 thông tư 24/2014/TT- BTNMT), đây là cơ sở để ghi các thông tin vào sổ địa chính. Từ đó lập hoàn chỉnh hồ sơ địa chính đất đai.
2. Xác định quyền sử dụng đất cụ thể trong trường hợp của bạn
Theo thông tin bạn cung cấp việc xác định quyền sử dụng thửa đất trên có thuộc của bố mẹ bạn hay không sẽ phụ thuộc vào các căn cứ sau đây:
- Mặc dù được ghi nhận vào sổ mục kê đất đai nhưng phải xác nhận lại đã được ghi vào sổ địa chính hay chưa?
- Từ khi được ghi vào sổ mục kê đất đai tới nay, bố mẹ bạn có phải đóng tiền thuế sử dụng đất hàng năm hay không? trên biên lai thu thuế ghi nhận thế nào (căn cứ sử dụng đất ổn định theo quy định tại điều 22, nghị định 43/2014/NĐ- CP)
- Xác định xem có tranh chấp với ai hay không
- Từ thời điểm được ghi vào sổ mục kê tới nay thì bố mẹ bạn có đăng ký kê khai lại lần nào chưa? Hiện nay hồ sơ thửa đất đó như thế nào (thông tin này có thể hỏi địa chính xã hoặc cán bộ của phòng tài nguyên môi trường)
Như vậy, căn cứ vào các thông tin mà chúng tôi hướng dẫn nêu trên sẽ xác định được quyền sử dụng đất lúc này thuộc về ai. Có nhiều khả năng là quyền sử dụng đất sẽ là của bố mẹ bạn vì bố mẹ bạn đã được ghi nhận vào sổ mục kê đất đai (mà ghi nhận vào sổ mục kê là bước đầu tiên để lập sổ địa chính), tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn thì vẫn cần kiểm tra lại thông tin này và các thông tin khác theo tư vấn của chúng tôi nêu trên.
Một số bài viết cùng chuyên mục:
- Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quy định của pháp luật về cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Dịch vụ làm hộ chiếu nhanh nhất tại Quảng Trị;
Liên hệ Luật sư tư vấn về căn cứ xác định quyền sử dụng đất:
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về căn cứ xác định quyền sử dụng đất mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về căn cứ xác định quyền sử dụng đất. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected];
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết tham khảo: