• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc...Trường hợp công ty không được đơn... Trường hợp công ty không được sa...Các trường hợp NLĐ bị sa thải...

  • Trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc - Luật Toàn Quốc
  • Trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc

Câu hỏi về trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc

     Chào luật sư, theo tôi được biết có một số trường hợp công ty không được cho người lao động nghỉ việc đúng không ạ. Luật sư có thể giải thích rõ những trường hợp đó không. Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời về trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc như sau:

1. Cơ sở pháp lý về trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc

2. Nội dung tư vấn về trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc

2.1. Trường hợp công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng

     Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một quyền lợi của bên phía người sử dụng lao động. Theo đó, khi có những căn cứ cho rằng giữa mình và người lao động không thể tiếp tục làm việc với nhau được nữa, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty không thể sử dụng quyền năng ấy. Điều 39 Bộ luật Lao động 2012 quy định những trường hợp sau, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động:

     "1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này."

Trong thời gian người lao động đang nghỉ việc, điều trị vì lí do ốm đau, tai nạn lao động, phía công ty không được phép đơn phương chấm dứt thời hạn hợp đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động trong quá trình chữa trị bị đau ốm, để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế; chỉ trừ trường hợp người lao động nghỉ việc do ốm đau trong một thời gian quá lâu theo điểm b khoản 1, công ty vì để đảm bảo hoạt động mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

     "2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý."

Hàng năm, người lao động đều có số ngày nghỉ nhất định để nghỉ ngơi, làm việc riêng. Trong khoảng thời gian nghỉ này, công ty cũng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, phải đợi đến khi người lao động quay lại làm việc bình thường mới có quyền cho người lao động nghỉ việc.

     "3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

     4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."

     Mang thai và sinh con là điều thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên, khi mang thai và sinh con, nuôi con nhỏ, người lao động nữ vì lí do sức khỏe sẽ có một khoảng thời gian dài không làm việc ở công ty, có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả của công ty. Thế nhưng, để bảo đảm quyền lợi về việc làm cho người phụ nữ, tránh sự phân biệt đối xử về giới tính, pháp luật quy định trong khoảng thời gian hưởng chế độ thai sản, công ty không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. [caption id="attachment_138693" align="aligncenter" width="362"]Trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc Trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc[/caption]

2.2. Trường hợp công ty không được sa thải người lao động

     Sa thải là một hình thức kỉ luật lao động theo điều 125 Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, khi người sử dụng lao động có những căn cứ chứng minh rằng người lao động có những hành vi vi phạm kỉ luật quan trọng, làm ảnh hưởng đến trật tự kỉ cương của công ty, người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động, chấm dứt công việc của họ ở công ty. Nhưng cũng giống với đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, có một số trường hợp công ty không được sa thải nhân viên, căn cứ vào khoản 3 khoản 4 điều 155 Bộ luật lao động như sau:

     "3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

     4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động."

     Như vậy, cũng giống như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, công ty không được phép sa thải người lao động nữ vì lí do kết hôn, mang thai, nuôi con dưới 12 tháng. Như đã trình bày ở trên, nhiều công ty lo sợ việc người lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động nên tìm cách để sa thải họ. Hành vi này đã bị cấm theo quy định của bộ luật lao động.

     Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng, người lao động nữ cũng không bị sa thải vì bất cứ lí do gì. Nghĩa là công ty không được phép cho người lao động nữ nghỉ việc với lí do sa thải trong thời gian họ mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ. 

     Tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Trường hợp công ty không được cho NLĐ nghỉ việc, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178