• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền và trình tự thu hồi đất được thực hiện căn cứ các quy định của Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai, cụ thể như sau:

  • Trình tự thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai 2013
  • trình tự thu hồi đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÌNH TỰ THU HỒI ĐẤT

      Bạn đang tìm hiểu quy định về thu hồi đất; thẩm quyền thu hồi đất; trình tự thu hồi đất theo quy định pháp luật... Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những vướng mắc nêu trên.

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức về trình tự thu hồi đất:

1. Thẩm quyền thu hồi đất

     Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013, thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thuộc về UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện, cụ thể như sau:

Thứ nhất, UBND cấp tỉnh thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, UBND cấp huyện thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

     Đối với trường hợp vừa thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện vừa thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, thì việc thu hồi đất sẽ do UBND cấp tỉnh ra quyết định hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thực hiện.

2. Trình tự thu hồi đất

2.1. Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

     Theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai 2013, trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

     Bước 1: Thông báo thu hồi đất

     Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp người có đất thu hồi đồng ý để cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất.

     Thông báo thu hồi đất bao gồm: kế hoạch thu hồi đất, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

     Bước 2: Người sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

     Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp thì UBND xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

     Nếu quá 10 ngày kể từ ngày được vận động, người sử dụng đất vẫn không phối hợp, thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

     Bước 3: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

     Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

     Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

     Bước 4: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt

     Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất thì UBND xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

     Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

2.2. Trình tự thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

     Trình tự thu hồi đất do vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

     Bước 1: Lập biên bản

     Nếu trường hợp vi phạm là vi phạm về hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.

     Nếu trường hợp vi phạm không thuộc phạm vi xử phạt hành chính thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của UBND xã làm chứng

     Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa(không bắt buộc), trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất

     Bước 3: Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, huyện

     Bước 4: Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tại sản gắn liền với đất (nếu có)

     Bước 5: Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quyết định thu hồi đất

     Bước 6: Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý.

2.3. Trình tự thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất

     Trình tự thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất được quy định tại Khoản 1 Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

     Bước 1: Gửi thông báo và các giấy tờ liên quan đến việc chấm dứt sử dụng đất, trả lại đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường

     Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết);

     Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất; tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất.

2.4. Trình tự thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

     Trình tự thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người được quy định tại Khoản 2 Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

     Bước 1: UBND cấp tỉnh, cấp huyện giao cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người

     Bước 2: Nếu kết quả kiểm tra cho thấy cần phải thu hồi đất, thì cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)

     Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất; tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất

     Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bố trí nơi ở tạm và thực hiện tái định cư đối với người phải cưỡng chế di dời

Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về trình tự thu hồi đất

+ Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trình tự thu hồi đất. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

+ Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về trình tự thu hồi đất số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033

+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi trình tự thu hồi đất tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.                                         

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178