Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước theo quy định
08:50 13/04/2019
Việc nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi.Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước
- Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước theo quy định
- Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước
Câu hỏi của bạn về thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước:
Chào Luật sư! tôi đang muốn nhận một trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi nhưng chưa nắm được thủ tục và hồ sơ cần tiến hành như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn cho tôi! Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước như sau:
1. Căn cứ pháp lý về thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước
2. Nội dung tư vấn về thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước
Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ. Việc nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Không đặt ra lợi ích đối với người nhận nuôi. Trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước được tiến hành như sau:
2.1 Đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa nắm được là hiện tại bạn đã tìm được trẻ nhận làm con nuôi hay chưa. Do đó, chúng tôi xin tư vấn việc đăng ký nhận con nuôi trong nước theo 2 trường hợp như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp bạn chưa tìm được trẻ em và mong muốn nhận được giúp đỡ trong việc tìm kiếm thì bạn cần đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư Pháp nơi bạn thường trú theo quy định tại Điều 16 Luật nuôi con nuôi.
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.
Thứ hai, trong trường hợp bạn đã xác định được trẻ em nhận làm con nuôi thì bạn cần đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường nơi phát hiện ra trẻ em bị bỏ rơi theo khoản 1 Điều 22 Luật nuôi con nuôi
1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
Tóm lại, việc đăng ký nhận nuôi con nuôi sẽ được diễn ra tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong trường hợp chưa tìm được trẻ làm con nuôi hoặc sẽ diễn ra tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi trong trường hợp bạn đã tìm được trẻ phù hợp để nhận làm con nuôi. [caption id="attachment_155716" align="aligncenter" width="386"] Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước[/caption]
2.2 Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước
Theo Điều 17 Luật nuôi con nuôi, để chứng minh rằng bạn đáp ứng đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi trong nước, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để đăng ký nhận con nuôi như sau:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
2.3 Hồ sơ của người được nhận nuôi
Theo Điều 18 Luật nuôi con nuôi, người được giới thiệu làm con nuôi trong nước sẽ được cơ sở nuôi dưỡng chuẩn bị cho một bộ hồ sơ ghi nhận thông tin cá nhân như sau:
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2.4 Thời hạn giải quyết việc nhận nuôi con nuôi trong nước
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Theo Điều 19 Luật nuôi con nuôi)
Bài viết tham khảo:
- Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi năm 2019
- Phương án đơn giản hóa thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./
Chuyên viên: Nguyễn Dung.