• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn theo pháp luật hiện hành, thủ tục thuận tình ly hôn, thủ tục đơn phương ly hôn, quyền nuôi con sau ly hôn...

  • Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn theo pháp luật hiện hành
  • thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 THỦ TỤC LY HÔN VÀ QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Câu hỏi của bạn:  

     Chào luật sư! Tôi năm nay 26 tuổi đã có gia đình và bé trai được 2 tháng tuổi. Vì nhiều lý do nên vợ chồng tôi không thể chung sống với nhau nữa và hiện tại đang ly thân. Tôi về quê sinh con và nghỉ thai sản còn chồng đang làm ở SG. Vì đã quyết định ly hôn nên tôi không vào lại thành phố để làm cùng chồng nữa mà ở quê luôn, hiện tại tôi đang sống cùng bố mẹ và nhà tôi không có con trai nên sau này bố mẹ sẽ để lại nhà cho tôi và con trai tôi ở, xin nói thêm nhà tôi không giàu có lắm nhưng cũng thuộc dạng có điều kiện. Bố mẹ tôi buôn bán và đang không có người phụ nên ông bà tính để tôi ở quê phụ và trông con. Chồng tôi đã nói với gia đình tôi sau tết sẽ ra tòa ly hôn nhưng đợi mãi đến giờ vẫn chưa thấy. Chồng tôi làm tháng hơn chục triệu hoặc hơn nữa nếu tăng ca nhiều còn tôi thì lương 5 triệu nhưng đến tháng 6 năm nay là hết thời hạn nghỉ thai sản và tôi cũng nghỉ việc luôn. Chồng tôi làm việc theo 3 ca và nhà chồng tôi rất nghèo tôi biết họ không quan tâm gì đến con cháu chỉ biết đến tiền thôi.

     Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu giờ chồng tôi nộp đơn ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con, từ lúc sinh con đến giờ chồng không trợ cấp được cho mẹ con tôi 1 đồng. Nếu chồng tôi nộp đơn ly hôn thì chúng tôi sẽ hầu tòa tại đâu và mất bao lâu thì mới hoàn tất việc ly hôn, xin nói thêm quê tôi ở BĐ, còn quê chồng ở ĐN và lúc trước làm giấy kết hôn ở BĐ, tôi cũng chưa nhập khẩu về nhà chồng. Con trai hiện đã làm giấy khai sinh nhưng cũng chưa nhập khẩu về bên đó. Nếu chồng tôi chần chừ không chịu ly hôn thì tôi có được đơn phương ly hôn và phải nộp đơn tại đâu. Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư: 

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email – Luật Toàn quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lí: 

Nội dung tư vấn về thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn

     Theo thông tin bạn cung cấp, bạn chưa nói rõ hai vợ chồng ly hôn theo hình thức nào, vì vậy, Luật Toàn Quốc xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Trình tự - thủ tục thuận tình ly hôn     thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn

a. Điều kiện tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn

  • Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn.
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

     Lưu ý: Trường hợp các bên chỉ tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, nuôi con, tình cảm hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung.

b. Thủ tục thuận tình ly hôn

     Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi thường trú, tạm trú, làm việc của vợ hoặc chồng. Vì vậy khi chồng bạn nộp đơn có sự đồng ý của bạn, hai bạn có thể thỏa thuận nộp đơn tại Tòa án thuận tiện nhất cho việc tham gia tiến hành giải quyết vụ việc cho cả hai, có thể là BĐ (nơi bạn đang sinh sống) hoặc SG (nơi chồng bạn đang làm việc) hoặc ĐN (quê chồng bạn). Bạn có thể thỏa thuận với chồng nộp hồ sơ tại BĐ, nếu chồng bạn đồng ý thì sẽ thuận tiện hơn cho bạn. 

     Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
  • CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.
     Lưu ý:   thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn      - Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

    Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án cho người đã nộp đơn.

    Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.

     Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

     Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án thụ lý giải quyết.

Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.

     Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.

     Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình: Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện nay không quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với “việc dân sự” yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Nhưng thực tế thời gian này sẽ nhanh hơn so với thời gian giải quyết vụ án đơn phương xin ly hôn).

2. Trình tự - thủ tục đơn phương ly hôn  và giành quyền nuôi con sau ly hôn

     Trong trường hợp chồng bạn không nộp đơn ly hôn, bạn có thể làm đơn ly hôn đơn phương theo trình tự, thủ tục sau: 

     Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi chồng đang thường trú, tạm trú, làm việc. Tuy nhiên, nếu thấy không thuận tiện cho việc giải quyết ly hôn, bạn và chồng có thể thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn thẩm quyền Tòa án giải quyết, bạn có thể đưa ra ý kiến nộp đơn tại BĐ (nơi bạn sinh sống), nếu chồng bạn đồng ý, ký vào văn bản thỏa thuận thì bạn có thể nộp đơn tại BĐ.

     Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có:

  • Đơn xin ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.

     Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ xem xét hồ sơ, nếu còn thiếu Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn.

     Lưu ý: Trong thực tế thời gian này thường lâu hơn.

     Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục  thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

     Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

     Thời gian giải quyết việc ly hôn đơn phương:

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Lưu ý, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có thể lâu hơn.
  • Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử

     Lưu ý:

     - Một số Tòa án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải có xác nhận về nơi cư trú thực tế của bị đơn (Công an cấp xã/phường xác nhận).

     - Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện. [caption id="attachment_82153" align="aligncenter" width="450"]Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn theo pháp luật hiện hành Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn [/caption]

 3. Quyền nuôi con sau ly hôn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn

     Theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau: "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

     Bé của bạn mới 2 tháng tuổi, vì vậy, bạn sẽ được ưu tiên giành quyền nuôi con, đồng thời bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần:

     – Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Bạn chứng minh mình có thu nhập ổn định và mức lương đủ đảm bảo tốt các sinh hoạt của con như thang bảng lương, hợp đồng lao động có thỏa thuận mức lương...Hiện bạn đang trong thời kỳ nghỉ thai sản, bạn không nên nghỉ việc ngay sau khi kết thúc đợt nghỉ, vì nếu bạn nghỉ Tòa sẽ nhận thấy bạn không đi làm, không có thu nhập để đáp ứng điều kiện vật chất cho con, bạn nên tiếp tục đi làm để chứng minh mình có thu nhập, khi có quyết định của Tòa bạn được nuôi con thì bạn có suy nghĩ tiếp về việc nghỉ làm.

     – Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của mẹ. Bạn cần lưu ý: nếu trong thời gian bạn đi làm, ai sẽ là người chăm sóc hai bé, bạn có thể nhờ bố, mẹ, người thân….và lấy giấy xác nhận rằng họ cam kết chăm sóc con cho bạn.

     Về phía chồng bạn, anh có điều kiện vật chất, thu nhập tốt hơn nhưng nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện, đồng thời, con bạn còn rất nhỏ, Tòa sẽ xem xét quyền lợi của bé, giai đoạn này vẫn phụ thuộc vào người mẹ nhiều, cần sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ hơn, vì vậy, nhiều khả năng bạn sẽ giành được quyền nuôi con.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục ly hôn và quyền nuôi con sau ly hônquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178