Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật
11:21 22/07/2019
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật 2019: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân Tỉnh ....Thời gian giải quyết: khoảng 6-12
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật
- thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Câu hỏi của bạn về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Luật Toàn quốc cho tôi hỏi, tôi và vợ kết hôn với nhau năm 2007 tại Việt Nam. Tôi mang quốc tịch Bỉ và vợ tôi mang quốc tịch Việt Nam. Hiện cả hai đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tháng 4/2018, tôi muốn ly hôn đơn phương. Vậy cho tôi hỏi thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan nào và trình tự, thủ tục tiến hành ly hôn như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật. Chúng tôi xin đưa ra những quan điểm về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật như sau:
1. Cơ sở pháp lý về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:
2. Nội dung tư vấn về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về vấn đề thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Cụ thể bạn và vợ bạn kết hôn tại Việt Nam, sau một thời gian chung sống bạn muốn ly hôn với vợ. Bạn muốn biết thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan nào và trình tự thủ tục tiến hành ly hôn. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015, quy định về khái niệm ly hôn như sau:
Về nguyên tắc, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trong trường hợp của bạn do bạn và vợ đang cùng cư trú tại Việt Nam nên sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết.
2.1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 của BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về ly hôn mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Và tại điểm c Khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của TAND theo lãnh thổ, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp cả hai đương sự đều cư trú tại Việt Nam thuộc về Tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc.
Như vậy, nếu bạn muốn ly hôn đơn phương thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ bạn cư trú (trừ khi hai bạn có thỏa thuận).
2.2. Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn bao gồm những giấy tờ, tài liệu dưới đây:
- Đơn xin ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Visa của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực) (nếu đã có con);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Bản sao có chứng thực giấy tờ, tài liệu liên quan đến sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản)
2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ đến TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết và tòa án cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người có yêu cầu ly hôn
Bước 2: Xử lý đơn
Nếu đúng thẩm quyền và hồ sơ đầy đủ thì thẩm phán phải thông báo ngay cho người yêu cầu ly hôn để họ đến TAND làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí . Thẩm phán ghi giấy báo tạm ứng án phí để họ nộp tiền. Tóa án thụ lý vụ án khi người yêu cầu ly hôn nộp biên lai cho Tòa án
Bước 3: Thông báo về việc thụ lý vụ án
Tòa án thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu cho các đương sự và VKS cùng cấp
Bước 4: Chuẩn bị xét xử:
Tòa án tiến hành hòa giải giữa 2 bên đương sự.
Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng (điểm a Khoản 2 Điều 476 BLTTDS năm 2015)
Nếu hòa giải không thành tòa án tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Bước 5: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 477 của Bộ luật này. (điểm b Khoản 2 Điều 476 BLTTDS năm 2015).
=> Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tóm lại, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi vợ bạn cư trú.
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hải Anh