Thủ tục công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai tại Tòa án
16:46 15/08/2017
Thủ tục công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai tại Tòa án được quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:

Thủ tục công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai tại Tòa án
công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC CÔNG NHẬN HÒA GIẢI THÀNH TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN
Kiến thức của bạn:
Thủ tục công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai tại Tòa án
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nội dung kiến thức:
1. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai
Khoản 2 Điều 419 BLTTDS 2015 quy định: thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra phiên họp xét đơn yêu cầu.
Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu là 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công xét đơn có quyền sau:
- Yêu cầu bên tham gia hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến về yêu cầu của người có đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành; làm rõ nội dung yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu, nếu xét thấy cần thiết;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành hòa giải cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự, nếu xét thấy cần thiết.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

2. Quyết định công nhận hoặc không công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai
2.1 Điều kiện công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai
Được quy định tại Điều 417 BLTTDS 2015 như sau:
- Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
- Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
2.2 Ra quyết định
Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tranh chấp đất đai khi có đủ các điều kiện trên.
Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có đủ điều kiện trên.
Việc không công nhận kết quả hòa giải thành không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án.
Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành được gửi cho người tham gia thỏa thuận hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện Kiểm sát cùng cấp.
3. Giá trị của quyết định công nhận hoặc không công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai
Quyết định công nhận hoặc không công nhận hòa giải thành có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định công nhận hòa giải thành được hi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục công nhận hòa giải thành tranh chấp đất đai tại Tòa án. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: