• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp sau: Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại BLDS...

  • Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?
  • Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG BỊ VÔ HIỆU

Kiến thức của bạn:

     Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Trong thời đại ngày nay, việc đảm bảo lợi ích của các bên khi kết hôn, nhất là khi tỷ lệ ly hôn ngày càng cao là vấn đề được đặt ra không phải chỉ của một hay một số cặp đôi có ý định kết hôn và một trong những công cụ hữu hiệu nhất là hai bên áp dụng thỏa thuận về chế độ tài sản. Tất nhiên, ly hôn là điều mà không cặp đôi nào muốn xảy ra khi họ quyết định kết hôn với nhau, nhưng dù không muốn xảy ra thế nào thì việc xảy ra vẫn cứ xảy ra. Và khi việc này xảy ra, việc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu là điều không ai mong muốn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số vấn đề cơ bản để tránh trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bạn bị vô hiệu:

1. Chế độ tài sản của vợ chồng

     Tại khoản 1, Điều 28, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 28.Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng

  1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. ...”

     Theo đó, từ ngày Luật Hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực, vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng mà hai người áp dụng để phân chia tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ hoặc tài sản riêng của chồng và các vấn đề liên quan.

     Theo quy định tại Điều 47, Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì khi hai bên kết hôn theo đúng quy định của pháp luật và các bên thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập ra trước khi kết hôn, dưới hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Và chế độ này sẽ được xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn, có nghĩa là nếu không kết hôn, thỏa thuận này sẽ không phát sinh hiệu lực. [caption id="attachment_50124" align="aligncenter" width="476"]Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu[/caption]

2. Các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu

     Khoản 1, Điều 50; Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu như sau:

a. Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu do không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch

     Một thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thỏa thuận đó không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch (quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015) như:  chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;... cũng như điều kiện được quy định tại các luật khác có liên quan về hình thức, nội dung của giao dịch.

Ví dụ như, thỏa thuận giữa cặp vợ chồng A và B về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị vô hiệu khi một trong hai người không tự nguyện tham gia thỏa thuận trên (không đảm bảo tính tự nguyện khi xác lập giao dịch), do một số lí do như, một trong hai bên không đồng ý với cách phân chia tài sản riêng,...

b. Thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

     Việc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng cũng sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thỏa thuận trên vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 29, Luật hôn nhân gia đình 2014), vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30, Luật Hôn nhân gia đình 2014), vi phạm quy định về giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng (Điều 31, Luật Hôn nhân gia đình 2014), hay vi phạm quy định về giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Điều 32, Luật Hôn nhân gia đình 2014).

c. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do nội dung thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng pháp luật hôn nhân và gia đình

     Việc nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác trong gia đình cũng sẽ khiến cho thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng đã được xác lập giữa vợ và chồng vô hiệu.

    Vậy khi thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng hãy lưu ý những trường hợp đã nêu trên để thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị vô hiệu theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đảm bảo thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực pháp luật, bảo đảm quyền lợi của bạn khi có tranh chấp xảy ra.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ chồng bị vô hiệu. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178