Theo quy định pháp luật lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào?
09:12 07/08/2017
nhà bên cạnh lại nói tôi lấn chiếm đất. đòi đánh rồi phun thuốc độc lên người. Vậy cho hỏi lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào [..]
- Theo quy định pháp luật lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào?
- lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LẤN CHIẾM ĐẤT ĐAI ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: việc tranh chấp đất đai của nhà tôi và nhà bên. Trong khi hai bờ ranh không có gì mà tự nhiên nhà bên cạnh lại nói tôi lấn chiếm đất. Rồi lại đòi đánh, đòi bóp cổ, rồi phun thuốc độc lên người. Vậy Luật sư cho tôi hỏi lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào? Xin cám ơn
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào:
1. Lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào?
Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã quy định:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải....”
Điều 88 nghị định 43/2014/NĐ- CP, điều này được hướng dẫn bởi khoản 57 điều 2 nghị định 01/2017/NĐ- CP quy định chi tiết trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và các công việc phải thực hiện của Ủy ban nhân dân xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình phải phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương. Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Bước 2: Lập biên bản hòa giải khi giải quyết tranh chấp
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tổng thời gian tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã là 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của người sử dụng đất.
Như thông tin bạn trình bày, gia đình hàng xóm nói gia đình bạn lấn chiếm đất của nhà họ về việc này bạn hoàn toàn có thể viết đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã hòa giải tranh chấp đất đai. Còn về việc gia đình hàng xóm có hành vi đòi đánh, bóp cổ, phun thuốc độc lên người thì bạn có thể yêu cầu cơ quan công an lập biên bản vụ việc. [caption id="attachment_44494" align="aligncenter" width="450"] lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào[/caption]
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính
Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Đối tượng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân: các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân xã.
Thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân: Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự
Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy tờ về đất hoặc không có giấy tờ về đất nhưng lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
Bước 3: đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.
Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai 2017
- Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề lấn chiếm đất đai được giải quyết như thế nào. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: