• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tách thửa đất trúng đấu giá có thực hiện được không phụ thuộc vào quy định về các trường hợp được và không được phép tách thửa của địa phương nơi có đất

  • Tách thửa đất trúng đấu giá được không
  • tách thửa đất trúng đấu giá
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TÁCH THỬA ĐẤT TRÚNG ĐẤU GIÁ

Câu hỏi của bạn về vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp đó là: Gia đình tôi và gia đình chị cùng góp tiền đấu giá 1 lô đất diện quy hoạch. Và chia 2 diện tích để xây nhà và gia đình tôi đứng tên. Để đảm bảo quyền lợi cho 2 bên về lâu dài, tôi mong được quý đơn vị tư vấn giúp tôi Quy trình tách sổ đỏ (nếu được) cho gia đình chị tôi; hoặc có một hình thức khác được pháp luật công nhận về quyền đồng sở hữu diện tích đất nói trên. Tôi xin thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá:

     Tách thửa đất là việc chia tách thửa đất từ một thửa thành nhiều thửa mang tên một hoặc nhiều chủ sử dụng đất. Tuy nhiên, để được tách thửa thì thửa đất đó phải đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Nội dung bài viết dưới đây trình bày cụ thể về vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá:

2.1 Tách thửa đất trúng đấu giá được không?

     Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và chị của bạn góp tiền để tham gia đấu giá một thửa đất ở, và thửa đất đó sau khi trúng đấu giá được cấp sổ đỏ mang tên của bạn, đến nay bạn muốn tách thửa đất đó thành hai thửa riêng biệt và được cấp hai sổ đỏ cho hai người.

     Về vấn đề tách thửa đất, tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định:

Điều 43d. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

     Theo quy định trên, UBND cấp tỉnh nơi có đất sẽ ban hành quy định cụ thể về điều kiện, diện tích và kích thước tối thiểu, các trường hợp được phép và không được phép tách thửa. Do bạn không nói rõ thửa đất của bạn ở tỉnh nào, do đó chúng tôi chưa thể xác định cụ thể cho bạn được. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy một số địa phương khi quy định về các trường hợp không được tách thửa đều có quy định về trường hợp tách thửa đối với đất trúng đấu giá, cụ thể:

     Tại Điểm a, khoản 3, Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội:

3. Không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:

a) Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

     Hoặc tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 26/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu có quy định:

Điều 6. Các trường hợp không được phép tách thửa

1. Đất thuộc dự án nhà ở, khu dân cư, tái định cư và khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (..)

     Hoặc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Quyết định 52/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận:

Điều 3. Các trường hợp không được tách thửa, hợp thửa

.............................

5. Thửa đất trong các khu dân cư có quy hoạch phân lô chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tách thửa không đồng thời với hợp thửa.

     Trên đây là quy định về các  trường hợp không được tách thửa của một số tỉnh, thành phố, từ đó, có thể thấy việc tách thửa đất trúng đấu giá hay đất trong quy hoạch đang được hạn chế tại một số địa phương. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kĩ các quy định tại địa phương nơi có đất của mình. [caption id="attachment_192252" align="aligncenter" width="450"] tách thửa đất trúng đấu giá[/caption]

2.2 Chuyển nhượng QSDĐ để đứng tên đồng sở hữu

     Trong trường hợp địa phương nơi có đất của bạn không cho phép thực hiện tách thửa đối với đất trúng đấu nhưng bạn vẫn muốn đảm bảo được quyền sử dụng đất của người góp tiền mua đất chung với bạn, bạn có thể thực hiện việc chuyển nhượng một phần thửa đất và thỏa thuận đứng tên đồng sở hữu để cả hai người được đứng tên trong giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013:

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Về trình tự thủ tục được tiến hành như sau:

     Bước 1: Kí hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và thỏa thuận đồng sở hữu. Hợp đồng phải được công chứng tại các tổ chức công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã nơi có đất;

     Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ và đề nghị cấp 2 giấy chứng nhận QSDĐ cho 2 người. Thủ tục sang tên sổ đỏ bạn vui lòng tham khảo bài viết: Thủ tục sang tên sổ đỏ năm 2019

     Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả. Chi phí sang tên sổ đỏ được trình bày cụ thể tại bài viết: Thuế phí sang tên sổ đỏ năm 2019 

     Tóm lại: đối với trường hợp này, bạn cần tìm hiểu về quy định tách thửa tại địa phương mình, nếu được phép tách thửa thì tiến hành tách thửa và cấp sổ đỏ riêng biệt cho từng người. Nếu không được tách thửa thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ và đứng tên đồng sở hữu theo trình tự như trên.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về nội vấn đề tách thửa đất trúng đấu giá quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178