Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
17:10 22/03/2019
Do vậy có thể kết luận khi người mẹ bỏ con lại cho ông, bà nuôi con dưỡng thì người cha của bé có thể làm đơn khởi kiện để yêu cầu
- Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Câu hỏi về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Tôi và vợ kết hôn với nhau năm 2009, vợ chồng tôi có một người con chung sinh năm 2012. Đến năm 2015 vì lý do vợ ngoại tình nên chúng tôi ly hôn với nhau. Theo đó Tòa án nhân dân huyện A đã chấp nhận cho vợ chồng chúng tôi được ly hôn với nhau và giao con cho vợ. Tuy nhiên sau đó vợ tôi lại để con lại cho ông, bà ngoại và vào miền nam để làm ăn. Nay tôi muốn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn với lý do: "vợ không trực tiếp nuôi con có được không?"
Câu trả lời về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Cơ sở pháp lý về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Nội dung tư vấn về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang thắc mắc là: “bạn và vợ bạn đã ly hôn với nhau, quyền nuôi con thuộc về vợ bạn. Tuy nhiên sau đó vợ bạn lại để con lại cho ông, bà ngoại và vào miền nam để làm ăn. Nay bạn muốn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn với lý do vợ bạn không trực tiếp nuôi con có được không?"”. Với nội dung câu hỏi trên, căn cứ vào các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện khi nào?
Tại điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
..........................
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy căn cứ vào khoản 2 điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc thay đổi trực tiếp người nuôi con sau khi ly hôn sẽ được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
Thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con là việc vợ, chồng đồng thuận và đi đến thống nhất ý kiến là việc sẽ thay đổi người đang trực tiếp nuôi con sang cho bên còn lại. Việc thống nhất thay đổi này phải được làm đơn gửi đến Tòa án để được công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Thứ hai, Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nhìn chung điều kiện trực tiếp nuôi con hoặc điều kiện thay đổi quyền nuôi con nhìn chung sẽ dựa vào các yếu tố sau:
- Điều kiện vật chất gồm: Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ các điều kiện về mặt kinh tế để chăm sóc, nuôi dưỡng con như: điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập,… thông thường các điều kiện này được xem xét dựa trên các yếu tố như: chỗ ở, thu nhập, tài sản của người nuôi dưỡng…
- Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, giáo dục con; tình cảm cha – con/ mẹ - con trong quá trình nuôi dưỡng; điều kiện cho con vui chơi và hoàn thiện nhân cách; nhân cách đạo đức của người nuôi dưỡng…
- Điều kiện khác: Người đang trực tiếp nuôi con có tệ nạn xã hội làm và có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con như: nghiện ma túy, bài bạc... hay như người đang trực tiếp nuôi con thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đối với con cai, thường xuyên bỏ đói con, không cho con đi học, không cho con đi khám chữa bệnh...
Tất nhiên để có thể thay đổi quyền nuôi con thì một bên phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa thông qua một trong các căn cứ nêu trên. [caption id="attachment_153424" align="aligncenter" width="396"] Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn[/caption]
2.2. Vợ để con cho ông, bà có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được không?
Như trong câu hỏi của bạn thì quyền nuôi con đang thuộc về vợ bạn. Tuy nhiên, sau đó vợ bạn lại để con lại cho ông, bà ngoại và vào miền nam để làm ăn. Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 84 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án thay đổi trực tiếp người nuôi con. Bởi như đã phân tích ở trên việc đề nghị Tòa án thay đổi trực tiếp người nuôi con sẽ được thực khi người đang trực tiếp nuôi con không con không còn đủ điều kiện nuôi con, mà điều kiện nuôi con ở đây bao gồm cả điều kiện về chăn sóc nuôi dưỡng con cái. Việc người mẹ đi vào nam để đi làm thể hiện người đó không có đủ điều kiện về thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái. Do vậy đây sẽ là căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Mặt khác quyền và nghĩa vụ trực tiếp để được chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là nghĩa vụ của cha và mẹ, ông bà không phải là người có quyền trực tiếp trong trường hợp này. Theo quy định tại khoản 4 điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chỉ trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Do vậy có thể kết luận khi người mẹ bỏ con lại cho ông, bà nuôi con dưỡng thì người cha của bé có thể làm đơn khởi kiện để để yêu cầu thay đổi trực tiếp người nuôi con khi nuôi con.
Bài viết tham khảo:
- Phân chia tài sản sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật
- Phân chia tài sản chung khi ly hôn đơn phương như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: An Dương