• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền nuôi con dưới 3 tuổi sau ly hôn được quy định như thế nào, quyền nuôi con dưới 3 tuổi, điều kiện giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi, quyền nuôi con...

  • Quyền nuôi con dưới 3 tuổi sau ly hôn được quy định như thế nào?
  • Quyền nuôi con dưới 3 tuổi
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 3 TUỔI SAU LY HÔN

Câu hỏi của bạn

     Em và chồng thuận tình ly hôn. Hộ khẩu của em chuyển theo chồng khi mới cưới, có 1 bé gái tuổi rưỡi. Trong đơn chồng em ghi là do không hòa hợp, bí bách, thường xuyên cãi vã nên ly thân và giờ muốn ly hôn. Trên thực tế thì do chồng em ki kiệt không chăm nom hay hỗ trợ, chu cấp bất cứ thứ gì cho vợ con, lương anh ta có đều nhưng mọi chi tiêu ỷ nại cho vợ, nghe mẹ chồng đuổi 2 mẹ con em dẫn đến việc em phải về ngoại tự nuôi con, anh ta ít khi qua thăm nom con. Kinh tế em ổn định có thể nuôi con, nhưng chưa có nhà riêng vậy có được quyền nuôi con không ạ. Anh chị tư vấn giúp em. 

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về quyền nuôi con dưới 3 tuổi sau ly hôn

     Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nuôi con dưới 3 tuổi sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” [caption id="attachment_94583" align="aligncenter" width="428"]Quyền nuôi con dưới 3 tuổi Quyền nuôi con dưới 3 tuổi[/caption]

     Trong trường hợp của bạn, bé gái được 1 tuổi rưỡi (dưới 36 tháng tuổi), ưu tiên cho bạn giành quyền nuôi con, đồng thời bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện vật chất và tinh thần:

     - Điều kiện vật chất giành quyền nuôi con:

     Là điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ. Trường hợp của bạn có kinh tế ổn định, bạn cần chứng minh trước Tòa án bằng cách cung cấp cho Tòa thang bảng lương, hợp đồng lao động ghi rõ mức lương, nếu buôn bán có thể cung cấp biên lai….

     Tuy bạn chưa có nhà riêng, nhưng hai mẹ con có thể sống tại nhà ngoại, pháp luật chỉ quy định có chỗ ở hợp pháp và ổn định, đồng thời ngôi nhà kiên cố, vững chắc, không gian thoải mái tạo môi trường phát triển tốt cho bé.

     - Các yếu tố về tinh thần giành quyền nuôi con:

     Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của mẹ. Có thể thấy, từ khi sinh con bạn là người chăm sóc bé, chồng bạn không không làm tròn trách nhiệm của người bố, không chu cấp, thăm nom, thậm chí nhà nội còn bắt hai mẹ con ra khỏi nhà. Bạn có thể lấy xác nhận của người thân, hàng xóm…về tình trạng trên để chứng minh bạn đủ điều kiện về tình thần, ngược lại chồng bạn không thể đáp ứng điều kiện này.

     Bạn cần lưu ý: nếu trong thời gian bạn đi làm, ai sẽ là người chăm sóc hai bé, bạn có thể nhờ bố, mẹ, người thân….

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về Quyền nuôi con dưới 3 tuổi sau ly hônquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178