• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự, Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt...

  • Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự
  • Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự

Bạn đang tìm hiểu quy định của pháp luật về quá trình giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ cũng như chưa rõ về quá trình hoà giải trong tố tụng dân sự? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự

1. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải

     Theo quy định thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp; Thẩm phán phải thông báo cho đương sự; người đại diện hợp pháp của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian; địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

     Trường hợp; vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải theo quy định của BLTTDS này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

     Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên; trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán; Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu; chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết; Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình; nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ; chồng; con có liên quan đến vụ án.

     Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên; trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến; tham gia ý kiến.

     Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện; phù hợp với tâm lý; lứa tuổi; mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên. [caption id="attachment_52439" align="aligncenter" width="446"]Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải[/caption]

2. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải

     Thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ hòa giải gồm có :

     - Thẩm phán chủ trì phiên họp

     - Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

     - Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

     - Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

     - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

     - Người phiên dịch (nếu có).

     Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

     Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.

    Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự

+ Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

+ Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033 + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi Quy định việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178