• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người làm công không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây ra thiệt hại do làm công việc được cá nhân, pháp nhân giao với mức thiệt hại theo quy...

  • Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra 2019
  • Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

Câu hỏi của bạn về Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

     Chào Luật sư, Tôi là Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, tôi có thuê một nhân viên giao hàng và sử dụng xe của doanh nghiệp để giao hàng. Vào lúc 19h00 ngày 3/1/2019 nhân viên đó lái xe của doanh nghiệp gây tai nạn làm thiệt hại cho người khác. Với trường hợp này, tôi có phải bồi thường cho thiệt hại do nhân viên đó gây ra không? Mong Luật sư giải đáp!      Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra như sau:

1. Căn cứ pháp lý về Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

2. Nội dung về Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

     Thưa quý khách hàng, với trường hợp trên chúng tôi cho rằng đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Để trả lời cho câu hỏi "ai là người phải bồi thường?", dựa vào các thông tin quý khách hàng gửi trên chúng tôi xin tư vấn như sau:      Dựa vào các thông tin quý khách hàng gửi trên chúng tôi nhận thấy rằng thiệt hại do người làm công cho quý khách hàng gây ra là trường hợp được quy định theo Điều 600 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra với nội dung sau: 
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

     Từ quy định trên để áp dụng vào với trường hợp của quý khách hàng chúng ta cần hiểu rõ hơn về quy định của điều luật bằng những phân tích dưới đây:

     Một là, hiểu như thế nào về người làm công

     Người gây thiệt hại trong trường hợp này là người làm công thường được hiểu là người được thuê mướn theo hợp đồng (hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động) hoặc theo thông lệ (Ví dụ: các công việc của một gia đình trong làng, xã như ma chay, cưới xin thường có nhiều người như hàng xóm láng giềng đến giúp đỡ) để làm các công việc thường không có tính ổn định cao, thường không đòi hỏi nhiều đến tay nghề, trình độ chuyên môn ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ hoặc chỉ làm việc theo thời vụ.  [caption id="attachment_143960" align="aligncenter" width="533"]Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra[/caption]

     Hai là, chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

     Chủ thể chính có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quy định này là cá nhân, pháp nhân giao công việc cho người làm công làm. Chủ thể đứng ra bồi thường ở đây được mở rộng bao gồm cả cá nhân và pháp nhân để áp dụng mở rộng trong các trường hợp người giao công việc là cá nhân hoặc là chủ thể không có tư cách pháp nhân khi đó người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ quy về trách nhiệm cá nhân. Khác với quy định tại Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. 

     Trường hợp người lao động ký hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân cho nên doanh nghiệp tư nhân, khi đó đối với trường hợp người lao động của doanh nghiệp gây thiệt hại ngoài hợp đồng thì không thể áp dụng Điều 597 này, còn nếu trường hợp khác nếu người làm công cho doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nhưng không phải là người của pháp nhân (không kí hợp đồng lao động) gây thiệt hại ngoài hợp đồng thì cũng không áp dụng Điều 597 này. Chính vì thế, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra khi thực hiện công việc mà các nhân, pháp nhân giao chính là cá nhân, pháp nhân giao công việc đó.

     Ba là, những trường hợp bắt buộc phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

     Từ những quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể BTTH do người làm công gây ra, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về các trường hợp phải bồi thường thiệt hại:
  • Cá nhân, pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra khi người đó thực hiện công việc mà cá nhân, pháp nhân giao. Tuy nhiên, cá nhân, pháp nhân giao công việc vẫn có thể yêu cầu người làm công bồi thường, nếu người đó có lỗi trong việc gây thiệt hại, một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Để dựa vào tiềm lực kinh tế của cá nhân, pháp nhân giao công việc áp dụng tốt nguyên tắc bồi thường phải nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

     Còn nếu người làm công không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cá nhân, pháp nhân giao công việc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và còn phải bồi thường một khoản tiền theo quy định của pháp luật cho người làm công nếu người đó cũng bị thiệt hại trong trường hợp này.

     Ví dụ: Ông A thuê B lái xe ô tô của mình (Xe của Ông A) giao một thùng hàng từ tỉnh X đến tỉnh Y. Trên đường giao thùng hàng đi từ tỉnh X đến tinh Y, Xe ô tô tự dưng bị nổ lốp gây thiệt hại cho B và một người khác đang lưu thông trên đường là D. Khi đó, người Ông A sẽ là người phải bồi thường thiệt hại cho D và ngoài ra Ông A còn phải bồi thường thiệt hại cho B theo quy định của pháp luật.

  • Trong trường hợp người làm công đó sử dụng tài sản của cá nhân, pháp nhân vào việc khác không phải việc mà cá nhân, pháp nhân đó giao mà gây thiệt hại thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là người làm công đó, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại nếu tài sản được cá nhân, pháp nhân giao bị hư hại.
     Ví dụ: cùng với ví dụ trên, nếu B sử dụng xe để làm việc khác không phải giao hàng thì người phải bồi thường thiệt hại là B.

     Kết luận, tùy vào từng trường hợp cụ thể mới có thể xác định chính xác đâu sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và mức bồi thường thiệt hại để áp dụng vào quy định của pháp luật. Đối với việc người làm công gây thiệt hại do thực hiện công việc được cá nhân, pháp nhân giao thì đâu tiên cá nhân, pháp nhân đó phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị thiệt hại do người làm công đó gây ra khi thực hiện công việc, sau đó nếu người làm công có lỗi trong trường hợp gây thiệt hại thì cá nhân, pháp nhân có quyền yêu cầu người làm công hoàn trả một khoản tiền tương ứng với lỗi của người làm công đó theo quy định của pháp luật.       Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể của quý khách hàng thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là xác định rõ xem thiệt hại người làm công kia gây ra có phải là do làm công việc của mình đã giao hay không? Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./ 

Chuyên viên: Nam  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178