Quy định của pháp luật về phá dỡ nhà ở như thế nào?
17:31 04/10/2017
Các trường hợp phá dỡ nhà ở, trách nhiệm phá dỡ nhà ở và yêu cầu khi phá dỡ nhà ở được quy định tại Luật nhà ở 2014, cụ thể như sau:
![](https://luattoanquoc.com/wp-content/uploads/2017/10/pha-do-nha-o.jpg)
Quy định của pháp luật về phá dỡ nhà ở như thế nào?
phá dỡ nhà ở
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH VỀ PHÁ DỠ NHÀ Ở
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật về phá dỡ nhà ở như thế nào?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức:
1. Các trường hợp phải phá dỡ nhà ở
Được quy định tại Điều 92 Luật nhà ở 2014, các trường hợp phải phá dỡ nhà ở bao gồm:
- Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng củ cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
- Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này, cụ thể khoản 2 Điều 110 quy định: "2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt."
- Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
![](https://luattoanquoc.com/wp-content/uploads/2017/10/pha-do-nha-o.jpg)
2. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
Căn cứ quy định tại Điều 93 Luật nhà ở 2014, trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
- Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
- Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
- Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII của Luật này.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
3. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở
Khi phá dỡ nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 94 Luật nhà ở như sau:
- Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
- Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
- Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
- Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
Trên đây là quy định của pháp luật về phá dỡ nhà ở. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: