Quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
14:13 28/08/2019
Quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở...điều kiện trình tự để cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
- Quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO CHỦ SỞ HỮU NHÀ Ở
Kiến thức cho bạn:
Quy định của pháp luật nhà ở về việc cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở như thế nào. Đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nhà ở 2014
- Nghị định 99/2015/NĐ- CP hướng dẫn thi hành luật Nhà ở
Nội dung tư vấn: Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
Quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu quyền sở hữu nhà ở mới nhất năm 2017.
Thứ nhất, Điều 9, luật Nhà ở 2014 quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân, tổ chức được phép đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cụ thể như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. (note: Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở)
Nội dung chi tiết về điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở theo luật nhà ở 2014 bạn có thể tham khảo tại: Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
- Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
Thứ hai, nghị định 99/2015/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết việc cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở khi chủ sở hữu đáp ứng được các điều kiện gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này (khoản 2, 3, 4 và 5 điều 78 của nghị định 99 quy định về cách thức xử lý khi người nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam thì phần tài sản được thừa kế, tặng cho sẽ được ủy quyền theo pháp luật cho tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục bán, tặng cho hoặc trường hợp thừa kế nhà ở có nhiều người đồng thừa kế thì hoặc là Các bên thống nhất đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó cho người thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc là bán hoặc tặng cho nhà ở được thừa kế để hưởng giá trị).
Bạn có thể tham khảo quy định của luật nhà ở về giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở bao gồm những gì tại link: Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định
Hoặc: Quyền sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.
- Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:
- Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;
- Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;
- Trường hợp mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.
- Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.
Trên đây là các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở theo luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của quý khách hàng để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng.
Liên kết tham khảo: