Quy định của Luật Hộ tịch năm 2019
16:37 23/11/2018
Quy định của Luật Hộ tịch năm 2019 mới nhất hiện nay. Những điểm mới trong quy đinh của Luật Hộ tịch 2019 so với trước đây
- Quy định của Luật Hộ tịch năm 2019
- Luật Hộ tịch năm 2019
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LUẬT HỘ TỊCH NĂM 2019
Câu hỏi về Luật Hộ tịch năm 2019
Thưa luật sư, Luật Hộ tịch năm 2019 quy định về những vấn đề gì và có thay đổi gì so với luật cũ không ạ. Em cảm ơn.Câu trả lời về Luật Hộ tịch năm 2019
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Hộ tịch năm 2019, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Luật Hộ tịch năm 2019 như sau:
1.Căn cứ pháp luật về Luật Hộ tịch năm 2019
2. Nội dung tư vấn về Luật Hộ tịch năm 2019
Luật Hộ tịch là văn bản pháp luật quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch; thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật Hộ tịch có quy định khác. Hiện nay, Luật Hộ tịch đang có hiệu lực thi hành là Luật Hộ tịch năm 2014. Những điểm mới của luật hộ tịch 2014 so với quy định cũ trước đây đến nay vẫn đang được áp dụng thi hành không có gì thay đổi:
Thứ nhất, quy định về các nội dung đăng ký hộ tịch: Luật Hộ tịch năm 2014, đã quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn các nội dung đăng ký hộ tịch; đã phân định rõ sự kiện nào là Xác nhận vào Sổ hộ tịch, sự kiện nào là Ghi vào Sổ hộ tịch. Luật đề cao vai trò hết sức quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, nhất là đăng ký khai sinh, cấp Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi đăng ký khai sinh.
Thứ hai, quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch: Với quan điểm thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương/cơ sở, Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc
- Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
- Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước;
- Xác định lại dân tộc, trừ việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam;
- Kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam;
- Khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
QUỐC HỘI -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Luật số: 60/2014/QH13 | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 |
LUẬT
HỘ TỊCH Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật hộ tịch. Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. 2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Điều 2. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch 1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. 2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch 1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: a) Khai sinh; b) Kết hôn; c) Giám hộ; d) Nhận cha, mẹ, con; đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; e) Khai tử. 2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: a) Thay đổi quốc tịch; b) Xác định cha, mẹ, con; c) Xác định lại giới tính; d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; e) Công nhận giám hộ; g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. 3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. 4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
=>>>> Bạn có thể tải luật hộ tịch tại đây: Tải Luật Hộ tịch 2014Một số bài viết tham khảo
- Luật Hộ tịch 2014- Có hiệu lực mới nhất hiện nay;
- Nghị định 123/2015 hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch;
Để được tư vấn chi tiết về Luật Hộ tịch năm 2019, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.