Phạm vi, đối tượng của chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng
15:46 09/08/2017
Phạm vi, đối tượng của chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng được quy định...

Phạm vi, đối tượng của chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng
đối tượng của chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG THIÊN TAI
Kiến thức của bạn:
Phạm vi, đối tượng của chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Quyết định số 1176/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân ce các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Nội dung kiến thức:
1. Phạm vi áp dụng chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng
Được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1176/QĐ-TTg, chương trình này áp dụng cho việc bố trí ổn định dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước tại các vùng:
- Thiên tai như: sạt lở đất, sụt lún đất, lốc xoáy, lũ quét, lũ ống, ngập lũ, xâm nhập mặn, sóng thần, nước biển dâng;
- Đặc biệt khó khăn như: thiếu đất, thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, tác động phóng xạ, ô nhiễm môi trường, các làng chài trên sông nước, đầm phá;
- Biên giới, hải đảo gồm cả khu kinh tế quốc phòng;
- Vùng di cư tự do đến đời sống quá khó khăn và khu rừng đặc dụng.
Chương trình được áp dụng trên địa bàn cả nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Đối tượng của chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng
Điểm b Khoản 2 Điều 1 quy định hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch sử được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
- Hộ gia đình bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, lốc xoáy; hộ gia đình sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, lốc xoáy, sóng thần, xâm nhập mặn, nước biển dâng; hộ gia đình sống ở các vùng đặc biệt khó khăn về đời sống như thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu co sở hạ tầng; du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, ô nhiễm môi trường, tác động phóng xạ;
- Hộ gia đình tự nguyện đến các vùng biên giới đất liền, khu kinh tế quốc phòng, hải đảo;
- Hộ gia đình đã di cư tự do đến các địa bàn trong cả nước không theo quy hoạch bố trí dân cư, đời sống còn khó khăn; hộ sinh sống ở khu rừng đặc dụng cần phải bố trí, ổn định lâu dài;
- Cộng đồng dân cư tiếp nhận hộ tái định cư tập trung và xen ghép.
Trên đây là quy định của pháp luật về phạm vi, đối tượng của chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: