• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tóm lại, một người bị buộc tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khi đảm bảo 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm về chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan

  • Phạm tội cho vay lãi nặng theo quy định pháp luật
  • Phạm tội cho vay nặng lãi
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phạm tội cho vay lãi nặng 

Câu hỏi của bạn về phạm tội cho vay lãi nặng

     Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi là: Khi nào một người được coi là phạm tội vay lãi nặng? Lãi suất vay bao nhiêu nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày thì gọi là vay lãi nặng? Tôi cho vay nặng lãi với 2%/ tháng thì có được coi là cho vay lãi nặng không?Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời về phạm tội cho vay lãi nặng

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phạm tội cho vay lãi nặng. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý về phạm tội cho vay lãi nặng

2. Nội dung tư vấn về phạm tội cho vay lãi nặng

     Trong tình hình hiện nay, khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ càng nhiều, có rất nhiều dịch vụ xuất hiện để đáp ứng cho người dân. Trong đó có các dịch vụ cho vay lãi suất ở nhiều lĩnh vực: dân sự, tín dụng,... Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người đã lợi dụng để cho vay với lãi suất rất cao, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người đi vay. Để góp phần làm nhanh chóng ngăn chặn, giảm thiểu những hành vi trục lợi này, pháp luật hình sự đã quy định về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Cụ thể nội dung tư vấn như sau:

2.1. Thế nào là lãi suất, vay lãi suất

  • Thông thường người ta hiểu lãi suất là tỉ lệ phần trăm giữa lãi so với vốn. Tức là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). 
    Ví dụ: Anh A cần 200 triệu để mua chiếc ô tô. Vì không vay được ai nên anh A đã vay ngân hàng 200 triệu với điều kiện là khoản vay với lãi suất hàng năm là 10% và phải được trả trong vòng 1 năm. Vậy lãi suất mà anh A cần trả trong một năm là: 10% x 1 x 200 triệu = 20 triệu.
  • Chúng ta có thể hiểu đơn giản lãi suất cho vay là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm theo tiền gốc.
  • Vay lãi suất thường được hiểu là nhận tiền để sử dụng với điều kiện sẽ trả với tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong 1 năm đến khi trả hết giá trị tương đương mà mình đã nhận.
     Tuy nhiên, không phải ai muốn cho vay lãi suất với mức bao nhiêu cũng được, mà phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đối với các giao dịch dân sự thì lãi suất phải được thỏa thuận với mức không quá 20%/năm, còn đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì cần phải thực hiện theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp lý liên quan khác.

2.2. Mức lãi suất cho vay phù hợp với quy định pháp luật

Theo điều 468 BLDS 2015 quy định về mức lãi suất

"1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.    

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.    

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2.Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

 

     Như vậy, lãi suất cho các bên thỏa thuận không được vượt quá khoảng 1.66%/tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại lãi suất ở các lĩnh vực khác nhau. Chúng ta có thể kể đến lãi suất trong lĩnh vực dân sự vay ở các lĩnh vực khác nhau sẽ phải áp dụng các luật điều chỉnh khác nhau. Nếu là lãi suất trong lĩnh vực dân sự thì sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, còn nếu là lãi suất trong lĩnh vực tín dụng thì sẽ chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác quy định về cho vay của tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Và mức vay ở các ngân hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự 2015 có một điều khoản quy định tội vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Phạm tội cho vay nặng lãi

Phạm tội cho vay lãi nặng

2.3. Cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

     Theo quy định tại điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, xét về mặt hành vi, chủ thể có hành vi cho vay lãi nặng sẽ có 02 yếu tố sau đây:

  • Người cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự
  • Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

   Do đó, lãi suất cho vay tối đa theo quy định của pháp luật hình sự là: 100%/năm và 8.3%/tháng. Nếu lãi suất cho vay vượt quá những con số này thì theo quy định trong Bộ luật Hình sự sẽ cấu thành tội cho vay lãi nặng.

     Ta có thể thấy, để cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng phải hội tụ đủ các điều kiện sau:

  • Chủ thể về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
         Người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện: người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện, không thuộc trường hợp mất năng lực hình sự như người mắc bện tâm thần, người mắc các bệnh khác làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (ví dụ như: viêm màng não, bệnh mộng du...) theo điều 12 BLHS 2015.
  • Mặt chủ quan về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
    - Người này phải có lỗi. Thường thường trong việc thực hiện hành vi phạm tội cho vay lãi nặng, chủ thể có lỗi cố ý trực tiếp. Bởi lẽ, họ đều đã biết được tính chất hành vi cho vay nặng lãi của mình và thấy được hậu quả có thể xảy ra (phải chịu mức lãi quá cao, có thể bị trốn nợ, ép người vay phải trả nợ bằng được, có thể dùng các biện pháp tác động lên người vay, thậm chí gây thiệt hại về tính mạng cho người vay để lấy lại số tiền và lãi suất đã cho vay).

    - Động cơ: Trục lợi
  • Mặt khách thể về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
    Đây là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
  • Mặt khách quan về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
    - Hành vi khách quan: hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và thỏa mãn 1 trong 2 yếu tố đã nêu trên.
    - Hậu quả khách quan: sẽ gây thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất (người vay chịu lãi suất quá cao, phải trả sợ với số tiền lớn; gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản cho xã hội, kinh tế...)        

Hình phạt đối với tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự: Theo điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

  • Khoản 1 quy định khung hình phạt cơ bản: người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, áp dụng trong trường hợp thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Khoản 2 quy định khung hình phạt tăng nặng: người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng trong trường hợp phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100.000.000 trở lên.
  • Khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     Như vậy, trong trường hợp này của bạn, bạn đã cho vay với tỉ lệ 2%, vượt quá mức lãi suất quy định trong Bộ luật dân sự 2015 (1.66%/tháng) nên bạn sẽ bất lợi, không được bảo vệ quyền lợi khi có mâu thuẫn xảy ra. Nhưng lãi suất của bạn mới gấp khoảng 1,2% so với mức lãi suất cao nhất nên bạn không bị coi là phạm tội cho vay lãi suất nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. 

    Với mức lãi suất cao nhất của 1 tháng là 8.3% thì tương đương với mức lãi suất cao nhất của 1 ngày chính là 0.27%. Nếu người đó vay 1 triệu đồng, thì mức vay trong 1 ngày không được quá 1.000.000 x 0.27% x 1 = 270.000 (đồng). Nếu vay quá 270.000 đồng/1 triệu/1 ngày thì sẽ được coi là vay nặng lãi. Trong trường hợp này, bạn cho vay với mức lãi suất là 2%/tháng tương đương với 0.05%/ngày sẽ không được coi là vay lãi nặng. Kết luận:  Tóm lại, mức lãi suất tối đa để cho vay là 1.66%/tháng theo quy định của BLDS 2015. Người cho vay lãi suất nếu cho vay gấp 5 lần mức lãi suất đã được quy định thì có nguy cơ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015 hiện hành. Một người bị buộc tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khi đảm bảo 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu. Và người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự. 

Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về phạm tội cho vay lãi nặng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                                                 Chuyên viên Kiều Trinh
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178