• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hiện nay, hiểu biết quy định về thử việc theo pháp luật hiện hành là cần thiết để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

  • Những quy định về thử việc theo pháp luật hiện hành
  • Quy định về thử việc
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH VỀ THỬ VIỆC 

     Tôi làm việc tại công ty TNHH B. Ngày 10/5/2020 giữa tôi và công ty có thoả thuận cho tôi thử việc 2 tháng. Tuy nhiên, tôi vẫn làm việc đến ngày 10/9/2020 và nhận lương 85% trong 4 tháng đó. Đến ngày 11/9 công ty thông báo cho tôi nghỉ việc do không đáp ứng yêu cầu thử việc. Công ty làm như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định về thử việc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về thử việc như sau:

Căn cứ pháp lý 

1. Thử việc là gì?

     Thử việc là một giai đoạn quan trọng, là bước đầu để người lao động làm quen với công việc và môi trường làm việc, từ đó dẫn tới sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong giai đoạn thử việc, tuỳ vào tính chất công việc, người lao động sẽ phải trải qua khoảng thời gian thử việc trước khi được nhận vào làm việc chính thức.

     Thông thường các công việc yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao luôn yêu cầu về vấn đề thử việc. Vì khi đi tham gia vào quá trình tuyển dụng thì hồ sơ nộp của các thí sinh tham gia thường được đánh bóng hơn so với thực tế, kiến thức họ có nhưng khả năng áp dụng vào công việc của họ lại hạn chế, hay kiến thức có, khả năng áp dụng tốt nhưng thái độ làm việc rất kém, thì những trường hợp đó trong quá trình thử việc, nhà tuyển dụng, những người quản lý điều hành nhân sự của công ty sẽ dựa vào đó xem người lao động có phù hợp với công việc được giao hay không.      Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Thử việc là sự thỏa thuận của 2 bên nên nếu các bên thỏa thuận về sự thỏa thuận thì sẽ thực hiện, nếu không thỏa thuận thì không phải thực hiện.

2. Một số quy định về thử việc theo pháp luật hiện hành

2.1. Thời gian thử việc

     Thời gian thử việc của người lao động được quy định tại điều 27 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6. ngày làm việc đối với công việc khác

     Như vậy, tuỳ thuộc vào tính chất công việc mà pháp luật chia ra nhiều thời gian thử việc khác nhau. Đối với công việc có chức danh nghề. cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ qua cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày;  thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là không quá 30 ngày; còn đối với công việc khác thì không quá 6 ngày.

     Theo quy định trên, có thể thấy, thời gian thử việc của người lao động đã bị kéo dài hơn 2 tháng so với thoả thuận. Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật lao động 2012, sau thời gian thử việc mặc dù công ty không thông báo về kết quả thử việc và không thực hiện việc kí kết hợp đồng với người lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ phát sinh quan hệ hợp đồng lao động giữa hai bên.

2.2. Tiền lương trong thời gian thử việc

     Về vấn đề tiền lương khi thử việc, Điều 28 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

     Theo quy định trên, trong 2 tháng thử việc đầu tiên, người lao động nhận lương với mức 85% mức lương của công việc đó là đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với 2 tháng làm việc sau đó, người lao động phải được nhận 100% mức lương công việc đã làm. Cho nên công ty TNHH B đã trả thiếu lương cho người lao động.

2.3. Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc 

     Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

     Trong trường hợp trên, người lao động đã bị chấm dứt hợp đồng lao động không có lý do chính đáng. Căn cứ vào quy định của pháp luật, người sử dụng lao động chỉ được chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định, cụ thể được quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đãđiều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

     Theo quy định trên, người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp được quy định tại khoản a,c,b,d khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã nhưng phải đảm bảo lợi ích nhất định cho người lao động theo quy định tại Điều 44, 45 BLLĐ 2012. Đồng thời, người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người lao động theo thời hạn pháp luật quy định. Khi người sử dụng lao động không đưa ra được các lí do được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 38 hoặc vi phạm thời gian báo và thủ tục chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 38 thì được coi là đơn phương chấm hợp đồng trái pháp luật.

     Trong trường hợp này, công ty TNHH B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lí do người lao động không đáp ứng yêu cầu thử việc là trái với quy định của pháp luật. Như vậy, công ty TNHH B phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

     Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định tại Điều 42 BLLĐ 2012, cụ thể:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước

     Như vậy, trong trường hợp này khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với bạn thì sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Phải nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày bạn không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. 

  • Trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này công ty phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
  • Trường hợp công ty không muốn nhận lại bạn và bạn đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. 
  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bạn vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. 
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho bạn một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước.

2.4. Các cách bảo vệ quyền lợi của người lao động theo quy định pháp luật 

     Theo quy định của pháp luật, người lao động có thể thực hiện những cách sau để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình

Trường hợp 1: người lao động có thể gửi đơn khiếu nại tới công ty TNHH B, yêu cầu công ty trả lời về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động không có căn cứ và yêu cầu công ty thanh toán các quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Trường hợp 2: nếu người lao động khiếu nại mà công ty không có câu trả lời, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần hai tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động

1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

     Như vậy, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền để được giải quyết khiếu nại.

3. Xử lý vi phạm trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc

     Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động có quy định về mức xử phạt đối với hành vi như: không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử; thử việc quá thời gian quy định,...cụ thể như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; b) Thử việc quá thời gian quy định; c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này; b) Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
     Căn cứ vào quy định trên, nếu vi phạm một trong số các hành vi nêu trên, người sử dụng lao động có thể bị phạt với mức phạt cao nhất là 5.000.000 đồng và phải thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra.

     Kết luận: Với thông tin được bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như trên về các vấn đề trong quá trình làm việc của bạn. Bạn có thể căn cứ vào các quy định về thử việc để có thể đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, có nhiều thông tin mà Luật sư không thể nắm rõ, để được tư vấn tốt hơn và chi tiết hơn, bạn có thể sử dụng các dịch vụ của Luật Toàn Quốc để có thể bảo vệ các quyền lợi của mình.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về quy định về thử việc:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, hồ sơ khiếu nại, trình tự, thủ tục khiếu nại lao động, thời hạn khiếu nại lao động và các câu hỏi khác trong phạm vi liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Bài viết tham khảo

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                         Chuyên viên: Hương Ly

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178