Nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn theo quy định
00:24 25/09/2018
Nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn theo quy định Căn cứ Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014: "Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn theo quy định
- nguyên tắc giải quyết nợ chung
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn
Câu hỏi về nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn
Thưa luật sư tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: tôi và chồng chung sống với nhau 17 năm, trong thời gian chung sống làm ăn bị thua lỗ nên tôi phải vay tiền của bạn bè để trang trải nợ nần. Giấy vay tiền chỉ có chữ ký của tôi. Vậy bây giờ vợ chồng tôi ly hôn chồng tôi có phải cùng tôi trả số nợ đó không. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn luật sư.
Câu trả lời về nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn như sau:
1. Căn cứ pháp lý về nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn
2. Nội dung tư vấn về nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn
Căn cứ Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan". [caption id="attachment_124690" align="aligncenter" width="450"] Nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn[/caption]
Những nghĩa vụ nằm ngoài quy định của Điều 37 nêu trên sẽ là nghĩa vụ riêng (nợ riêng) của vợ hoặc chồng. Quy định về trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ chung (nợ chung) của vợ chồng của Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại Điều 27 – Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng:
"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này".
Như vậy, nếu là trong giai đoạn trong thời kỳ hôn nhân, nghĩa vụ chung thì hai vợ chồng có trách nhiệm "liên đới" chịu trách nhiệm giải quyết thanh toán. Nghĩa vụ riêng của mỗi người, mỗi người sẽ có nghĩa vụ chi trả.
Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; Nếu không thỏa thuận được thì đề nghị Tòa án giải quyết. Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như sửa sang, xây dựng nhà ở, mua sắm tài sản sinh hoạt chung của gia đình,… mà nay khi ly hôn, vợ chồng không tự thỏa thuận được trách nhiệm trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án sẽ căn cứ vào bằng chứng, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc dùng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.
Vì vậy, bạn cần chứng minh khoản nợ bạn vay nhằm mục đích trang trải nợ nần cho gia đình; chồng của bạn biết về khoản nợ này, cũng rõ ràng về việc sử dụng nó như thế nào.
Tòa án sẽ đánh giá từng bằng cứ, sự can dự giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ để đưa ra phán quyết bằng một bản án về trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng, hay trách nhiệm trả nợ riêng của vợ. Trường hợp cần thiết, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề tranh chấp. Chủ nợ có thể đưa ra đề nghị độc lập để bảo vệ quyền lợi của họ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Ly hôn thuận tình theo luật hôn nhân và gia đình 2018
- Thủ tục giải quyết ly hôn nhanh theo quy định của luật hôn nhân và gia đình
Để được tư vấn chi tiết về Nguyên tắc giải quyết nợ chung khi ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.