• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trong quá trình làm việc tôi thấy có một chai bị hư tôi có ý định đem về sửa và sử dụng. Vậy người lao động lấy trộm đồ của công ty có bị sa thải không? [.]

  • Người lao động lấy trộm đồ của công ty có bị sa thải không?
  • Người lao động lấy trộm đồ của công ty
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người lao động lấy trộm đồ của công ty có bị sa thải không?  

Câu hỏi của bạn:

     Tôi làm bếp tại nhà hàng hàn quốc. Trong quá trình làm việc tôi thấy có một chai mũ dùng để đựng hóa chất bị hư tôi có ý định đem về sửa và sử dụng, nhưng tôi không xin quản lý mà bỏ vào túi rác đen với ý định bỏ vào thùng rác và khi ra ca sẽ đem về sử dụng. Không ngờ quản lý họ làm dữ họ nói tôi ăn cắp dụng cụ nhà hàng và đòi lại cái chai hư đó, tôi cũng đã trả lại ngay hôm đó. Sau đó theo lịch trong tuần tôi nghỉ 2 ngày và tôi không nghe tin tức gì từ quản lý. Sau đó tôi vào làm theo lịch làm của mình thì biết mình bị cắt lịch làm mà không ai báo. Rồi bây giờ họ mới lập biên bản bắt tôi thừa nhận lấy đồ nhà hàng, họ nói dù chai có hư cũng là đồ của nhà hàng, tôi lấy nên phạm tội. Tôi thắc mắc tại sao cắt lịch không báo mà cắt ngang đợi nhân viên vô ca làm rồi mới nói. Xin các luật sư tư vấn cho tôi vấn đề này, để tối mai tôi họp nhà hàng tôi có thể đòi lại công bằng cho bản thân.
     Thành khẩn sự giúp đỡ và chân thành cám ơn !

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi người lao động lấy trộm đồ của công ty tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về người lao động lấy trộm đồ của công ty

     1. Khi nào thì áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động lấy trộm đồ của công ty?

      Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

     Khoản 3 Điều 128 Bộ luật lao động 2012 về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

     "3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động."

     Theo quy định pháp luật người sử dụng lao động chỉ được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi trong nội quy lao động của công ty hoặc hợp đồng lao động có quy định về hành vi trộm cắp sẽ bị kỷ luật sa thải còn nếu nội quy của công ty hoặc hợp đồng lao động không quy định về việc sa thải nhân viên có hành vi trộm cắp thì công ty sẽ không được kỷ luật sa thải nhân viên đó vì vi phạm điều cấm quy định tại khoản 3 Điều 128.

     Như thông tin bạn trình bày, bạn có lấy một cái chai cũ của nhà hàng đem về sử dụng nên nhà hàng muốn sa thải bạn. Tuy nhiên, bạn không nêu rõ nhà hàng có quy định trong Nội quy lao động về việc trộm cắp tài sản của nhà hàng là điều kiện để sa thải người lao động hay không.

     Do vậy, trước hết bây giờ bạn phải xem xét lại Nội quy nhà hàng hoặc hợp đồng lao động của bạn có quy định về việc nhân viên có hành vi trộm cắp tài sản thì bị sa thải hay không. Nếu trong Nội quy lao động và hợp đồng lao động xác định hành vi trộm cắp tài sản của nhà hàng áp dụng hình thức sa thải thì công ty có thể sa thải bạn. Nếu trong Nội quy lao động không quy định về vấn đề này thì công ty sẽ không thể sa thải bạn được

     Thứ hai: bạn phải làm rõ hành vi của mình không có mục đích lấy trộm tài sản của công ty. Bởi vì tài sản mà bạn lấy của công ty là một cái chai cũ mà công ty đem bỏ không sử dụng nữa. Hơn nữa giá trị của chiếc chai này không lớn. Như vậy, trong trường hợp này bạn, việc bạn có thể bị xử lý kỉ luật đối với người lao động lấy trộm đồ của công ty bằng hình thức sa thải hay không phụ thuộc vào Nội quy lao động của nhà hàng hoặc hợp đồng lao động. [caption id="attachment_50551" align="aligncenter" width="450"]Người lao động lấy trộm đồ của công ty Người lao động lấy trộm đồ của công ty[/caption]

     2. Trình tự xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động lấy trộm đồ của công ty

      Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trình tự xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động như sau:

      "1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

       a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

       b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

       c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

       d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.”

       Khoản 2 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định về điều kiện tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

       "2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động”.

      Theo quy định pháp luật, trình tự xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động lấy trộm đồ của công ty

      Bước 1: Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp;

      Bước 2: Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật.

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo trừ trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (trừ những người đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng, tạm giam, tạm giữ, đang cho kết quả điều tra, đang mang thai, đang nghỉ sinh)

       Bước 3: Lập biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp và có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp, trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

       Như vậy, trường hợp Nội quy lao động của nhà hàng nơi bạn đang làm việc có quy định về việc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi lấy trộm đồ của công ty thì việc sa thải bạn phải được thực hiện theo đúng trình tự nêu trên.

       Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

       Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề người lao động lấy trộm đồ của công ty của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178