• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người lao động làm gì khi bị chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động: Tôi là nhân viên bộ phận nhân sự - lao động tiền lương từ tháng 06/2008...

  • Người lao động làm gì khi bị chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động
  • chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LÀM GÌ KHI BỊ CHUYỂN LÀM CÔNG VIỆC KHÁC VỚI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 

Câu hỏi của bạn:

   Tôi là nhân viên bộ phận nhân sự - lao động tiền lương từ tháng 06/2008 đến nay. Hợp đồng lao động là không xác định thời hạn. Do có một vài mâu thuẫn giữa các nhân viên, nên muốn chuyển công tác tôi sang bộ phận kho thành phẩm ( phụ công việc kho là kiểm tra và dán tem nhãn đơn hàng....) Trước khi trao đổi việc này thì tôi biết trưởng phòng nhân sự có nhận và phỏng vấn 1 người khác vào chủ yếu để thay thế công việc tôi đang phụ trách. Giám đốc có nói đầu tháng 8 nhân viên mới vào làm công việc của tôi còn tôi thì vừa học việc mới vừa bàn giao công việc. Qua sự việc trên kính mong luật sư tư vấn giúp tôi là tôi không chấp nhận quyết định đó là đúng không? Và tôi sẽ phải làm gì tiếp theo? Các quyền lợi khi tôi không đồng ý nhận quyết định điều động thuyên chuyển công việc (với lý do hỗ trợ kho thành phẩm )?.

Trân trọng cảm ơn trước

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động

  1. Quy định về chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động.

  Căn cứ theo điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định về chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động. 

  Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

"1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định."

Và căn cứ theo điều 8 Nghị định 05/2015 hướng dẫn về chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động của người lao động

Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác 

"Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 

1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; 

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

c) Sự cố điện, nước; 

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 

2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. 

3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. 

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động." [caption id="attachment_45715" align="aligncenter" width="303"]chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động Chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động[/caption]

   Vậy người sử dụng lao động muốn người lao động chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động cần nằm trong các trường hợp:

  • Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
  • Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Sự cố điện, nước;
  • Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh: Trong trường hợp này người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

    Vậy trong trường hợp của bạn, quản lý bên bạn muốn chuyển bạn từ bộ phận nhân sự sang bộ phận kho, việc chuyển làm công việc khác này có được phép không sẽ phụ thuộc vào hợp đồng lao động của bạn ký với công ty là chuyên môn lĩnh vực nào, nếu không quy định rõ thì công ty được phép chuyển bạn sang bộ phận khác, nếu quy định rõ chuyên môn thì việc chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động sẽ phải được sự đồng ý của bạn và nếu có chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động sẽ thời gian cũng không được quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm.

   2. Quyền lợi khi không đồng ý chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động.

   Căn cứ theo khoản 4 điều 8 Nghị định 05/2015 quy định:

"4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động."

   Vậy nếu như bạn không đồng ý chuyển làm công việc khác với hợp đồng lao động mà phải ngừng việc thì công ty phải trả lương ngừng việc cho bạn. Cụ thể lương ngừng việc căn cứ theo khoản 1 điều 98 Bộ luật Lao động quy định:

   Điều 98. Tiền lương ngừng việc

" Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; "

   Và căn cứ theo điều 26 Nghị định 05/2015 quy định về tiền lương trong thời gian ngừng việc.

   Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương 

"1. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này."

   Vậy tiền lương trong thời gian ngừng việc được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao đông. Vậy nếu bạn không đồng ý với quyết định này mà dẫn đến trường hợp phải ngừng việc, thì bạn sẽ được hưởng lương trong thời gian ngừng việc đấy.

   Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178