Người có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con theo quy định mới
11:29 24/11/2017
Người có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con: theo nguyên tắc người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về...
- Người có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con theo quy định mới
- Yêu cầu cấp dưỡng
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU CẤP DƯỠNG CHO CON THEO QUY ĐỊNH MỚI
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư
Em từng quen với một người đàn ông và chúng em có một đứa con, nhưng anh ta không nhận và cũng không hợp tác cho mẫu thử ADN để xác định cha con. Vậy nếu em khởi kiện lên Tòa án để xác định cha cho con và buộc anh ta phải thử ADN nhưng anh ta vẫn không đồng ý thì anh ta có bị cưỡng chế gì không? Và em có quyền yêu cầu anh ta cấp dưỡng tiền hàng tháng cho con em không?
Mong Luật sư tư vấn giúp.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về yêu cầu cấp dưỡng
1. Người cha không hợp tác cho mẫu thử ADN để xác định cha con thì phải làm như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định:
“1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.”
Như vậy, khi bạn nộp đơn khởi kiện lên Tòa cùng những chứng cứ, bằng chứng chứng minh ban đầu cho yêu cầu của mình về việc anh ta là cha của con bạn và được Tòa án thụ lý thì bạn sẽ có quyền đề nghị Tòa xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà mình không thể tự thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá. Khi đó, nếu bạn có yêu cầu lên Tòa án về việc giám định ADN, Tòa án sẽ yêu cầu anh ta cung cấp ADN để trưng cầu giám định. Tuy nhiên, theo nguyên tắc bất khả xâm phạm và nguyên tắc chấp thuận của cá nhân được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự thì Tòa án hoặc cơ quan chuyên môn không thể lấy mẫu xét nghiệm (máu, tóc…) từ cơ thể người bị yêu cầu để xét nghiệm nếu người bị yêu cầu không tự nguyện và không đồng ý.
Và trường hợp này trong Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 vẫn bỏ ngỏ chưa được quy định cụ thể, do đó khi không có quy định bắt buộc đương sự phải cung cấp mẫu giám định, cũng không có quy định cho phép Tòa ra lệnh cưỡng chế nếu đương sự không hợp tác thì bị đơn là cha của con bạn sẽ có quyền bác bỏ yêu cầu của bạn nếu như anh ta đưa ra được những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình về việc con bạn không phải của anh ta trước Tòa án thì anh ta hoàn toàn không phải thực hiện việc xét nghiệm ADN. [caption id="attachment_62189" align="aligncenter" width="371"] Yêu cầu cấp dưỡng[/caption]
2. Người có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con
Theo nguyên tắc người không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung chưa thành niên của hai người thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên trước hết bạn cần phải chứng minh được anh ta là cha của con bạn thì mới có thể đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng của anh ta cho con của bạn mặc dù hai người không kết hôn.
Căn cứ Điều 110 luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Như vậy, đối với người cha không sống chung với con thì người cha phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên đến khi con đủ 18 tuổi; con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho đến hết cuộc đời.
Mặt khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Như vậy trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cha của con bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con của bạn.
Một số bài viết tham khảo:
- Thủ tục yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 2018
- Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về người có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con theo quy định mới quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.