• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào: Quyền kháng cáo giành lại quyền nuôi con...Phải làm gì khi chồng kháng...

  • Muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào?
  • Muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MUỐN GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của bạn: 

     Chồng tôi gửi đơn kháng cáo giành lại quyền nuôi con tôi phải làm sao để giữ được quyền nuôi con là của tôi

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào:

1. Quyền kháng cáo giành lại quyền nuôi con 

     Trước tiên, cần xem xét chồng bạn có quyền kháng cáo để giành lại quyền nuôi con hay không. Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ."

Đồng thời, theo quy định tại Điều 273 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo thì:

     “1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.”

     Trong trường hợp của bạn, nếu sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án và quyết định người trực tiếp nuôi con mà chồng bạn không đồng ý thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án, chồng bạn có quyền làm đơn kháng cáo yêu cầu Tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa sẽ xem xét và chấp nhận đơn nếu đơn kháng cáo là có căn cứ và hợp pháp. [caption id="attachment_104391" align="aligncenter" width="550"]Muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào Muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào[/caption]

2. Phải làm gì khi chồng kháng cáo giành quyền nuôi con   

     Khi Tòa xem xét đơn kháng cáo và thụ lý giải quyết sẽ mở phiên tòa phúc thẩm và giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự.Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ hỏi trực tiếp ý kiến của con bạn và dựa trên sự lựa chọn của con bạn.

     Nếu con bạn đã trên 36 tháng tuổi và dưới 07 tuổi, để giữ được quyền nuôi con, bạn cần chứng minh trước Tòa các điều kiện thuận lợi của mình để tiếp tục là người trực tiếp nuôi con. Các điều kiện này cụ thể như sau:

  • Có công việc ổn định, thu nhập ổn định và đảm bảo điều kiện sống cho con
  • Có nhân thân tốt, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án tiền sự, luôn yêu thương con, không có hành vi bạo hành con
  • Có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
  • Môi trường sống tích cực, lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của con
  • Nơi ở thuận tiện đi lại, gần trường học, bệnh viện...
  • Các điều kiện thuận lợi khác dựa trên hoàn cảnh thực tế của bạn

    Như vậy, nếu bạn chứng minh được mình hoàn toàn có đủ điều kiện về kinh tế cũng như nhân thân để chăm sóc con tốt hơn điều kiện của chồng bạn thì bạn vẫn có thể tiếp tục được nuôi con. Trong trường hợp của bạn, vì Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng trên cơ sở đã xem xét điều kiện của bạn và chồng bạn nên Tòa chỉ xem xét thay đổi người nuôi con khi chồng bạn chứng minh được bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con mà thôi. Nếu chồng bạn không chứng minh được các yếu tố trên và bạn lại có điều kiện thuận lợi để chăm sóc con thì Tòa vẫn có thể bác đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

     Ngoài ra, khi bạn trực tiếp nuôi con thì chồng bạn vẫn có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc và cấp dưỡng cho con.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178