Không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không? - Luật Toàn Quốc
15:55 30/07/2018
Không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không?...Luật Toàn Quốc...Xử lý việc không đăng ký kết hôn...xâm phạm danh dự, nhân phẩm...
- Không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không? - Luật Toàn Quốc
- Không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ TRÁI PHÁP LUẬT KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Kính gửi Luật sư!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không? đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về vấn đề không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không:
1. Không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không?
Hai bạn không đăng ký kết hôn mặc dù có đủ điều kiện về độ tuổi, ý chí và không thuộc những trường hợp pháp luật cấm, có đủ điều kiện kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, như vậy hai bạn thuộc trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện được quy định tại Luật này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các bên có đủ điều kiện kết hôn nhưng không thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên không hề vi phạm những điều kiện về kết hôn theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, hành vi chung sống như vợ chồng của hai bên hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Xét về mặt hình thức, trong trường hợp này giữa hai bên nam nữ không hề có chứng cứ pháp lý thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa họ, cụ thể giữa họ không có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cấp. Đây là một đặc điểm cơ bản để phân biệt với trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn nên không thể đăng ký kết hôn hay trường hợp kết hôn trái pháp luật (các bên có đăng ký kết hôn nhưng lại vi phạm điều kiện kết hôn). Trong thời gian chung sống như vợ chồng, hai người thực sự coi nhau là vợ chồng. Đây là đặc điểm để phân biệt với trường hợp “chung sống tạm bợ”. Tuy nhiên, để đánh giá việc “thực sự coi nhau là vợ chồng” là một việc không hề dễ dàng, vì còn phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Ngoài việc phải căn cứ vào lời khai của mỗi người thì còn phải xem xét tình cảm, thái độ, cách cư xử của họ với nhau và hậu quả trong thời gian chung sống để đánh giá và quyết định. Khi bắt đầu chung sống, hai người muốn chung sống lâu dài và ổn định. Đây là đặc điểm để phân biệt với khái niệm “hôn nhân thử nghiệm” mà những năm gần đây được nhắc tới thường xuyên. Với “hôn nhân thử nghiệm”, sau một thời gian chung sống, các bên thấy phù hợp thì sẽ tiến hành đăng ký kết hôn, nếu không hợp thì “đường ai nấy đi”. Còn chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì ngay từ khi bắt đầu chung sống họ đã có ý định gắn bó lâu dài với nhau, xuất phát từ mong muốn xây dựng một cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc. [caption id="attachment_104246" align="aligncenter" width="540"] Không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không?[/caption]
2. Xử lý việc không đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý.
Vì vậy, trường hợp bạn về quan hệ nhân thân: Quyền nhân thân đối với trường hợp chung sống như vợ chồng được quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Như vậy, giữa hai người này không tồn tại quan hệ nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định từ Điều 17 đến Điều 23, đối với hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận nên không được phát sinh và được pháp luật bảo vệ các quyền và nghĩa vụ nhân thân quy định tại các Điều 17 đến Điều 23. Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn về cơ bản là không vi phạm pháp luật.
Nhưng pháp luật sẽ không thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ. Bởi lẽ, họ không đi đăng ký kết hôn, tức là họ không có Giấy chứng nhận kết hôn thì Nhà nước sẽ không có cơ sở, căn cứ để công nhận quan hệ vợ chồng. Khi tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và họ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng chứ không công nhận li hôn giữa hai bên. Đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật thì Tòa án không tuyên bố xử hủy quan hệ này. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Trong thời gian liên tục có hành vi xúc phạm bạn, dọa đánh, tạt axit bạn, bạn có thể trình báo với công an về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của bạn và gây ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của bạn. Để công an ngăn chặn hành vi sai trái này của anh A.
Về quan hệ tài sản: nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản thì áp dụng Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết. Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Pháp luật đề cao sự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên. Nhưng khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được và có yêu cầu thì lúc này cần phải giải quyết quan hệ tài sản này theo Bộ luật Dân sự. Hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì tức là sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng, lúc này quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản riêng của mỗi bên thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Nếu người có tài sản không chứng minh được, đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người. Tài sản chung của hai người là tài sản chung theo phần, được chia căn cứ trên công sức đóng góp của mỗi bên. Khi chia luôn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và con chung; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì cuộc sống chung được coi như là lao động có thu nhập.
Như vậy, việc anh A vay tiền bạn là quan hệ dân sự, nếu anh A không trả bạn hoàn toàn có thể viết đơn nộp lên công an để giải quyết về hợp đồng vay tiền giữa anh A và bạn.
Bài viết tham khảo:
- Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng theo quy định của pháp luật như thế nào?
- Các trường hợp chung sống như vợ chồng theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề không đăng ký kết hôn có trái pháp luật không quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.