• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giao dịch dân sự là gì? Và khi nào giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu? Có những trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nào?

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là gì?
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là gì?

     Trong xã hội ngày này, nhu cầu trao đổi giữa các cá nhân với nhau hay giữa các doanh nghiệp với nhau hay là giữa các cá nhân với doanh nghiệp ngày càng nhiều. Do đó, khi trao đổi với nhau đã thiết lập các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có thể đảm bảo rằng giao dịch dân sự mà mình đã tham gia là có hiệu lực pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ phân tích về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, để chúng ta hiểu rõ hơn mà tránh gặp phải.

1. Giao dịch dân sự là gì? 

     "Giao dịch dân sự" được hiểu là sự kết nối giũa các chủ thể với nhau nhằm xác lập các quan hệ dân sự ( quan hệ về tài sản, nhân thân trong các lĩnh vực hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, lao động).Theo điều 116-Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định:

Điều 116: Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

     Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).

     Còn hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một chủ thể hướng đến chủ thể thứ hai nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương còn gọi là giao dịch dân sự đơn phương.

2. Giao dịch dân sự giả tạo có vô hiệu không

     Theo quy định tại điều 124 - BLDS 2015 có quy định như sau: 

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

   Như vậy có thể thấy giao dịch dân sự giả tạo thường nhằm hai mục đích sau:

  • Một là, giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao dịch khác

     Các bên chỉ xác lập một giao dịch mà giao dịch đó thực chất không tồn tại để che đậy đi một giao dịch khác. Nội dung trong giao dịch giả tạo đó không được các bên thực hiện theo. Do đó, theo quy định pháp luật, giao dịch giả tạo này vô hiệu. Tuy nhiên, giao dịch bị che đậy có thể vẫn còn hiệu lực nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 

  • Hai là,giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba

     Trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện khi thể hiện ý chí, tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ thể khác chứ không phải mục đích về lợi ích vật chất, sinh hoạt hay tiêu dùng. Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ với một chủ thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này, chủ thể đã xác lập giao dịch giả tạo.     Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba như vậy thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

3.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo?

     Giao dịch dân sự mà bị vô hiệu do bất kì nguyên nhân nào thì cũng sẽ chịu hậu quả pháp lý theo quy định của giao dịch dân sự vô hiệu chung tại điều 131 BLDS 2015 như sau: 

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

     Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh những quan hệ pháp luật mà bên chủ thể dự định trước. Do vậy cũng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao dịch được xác lập. Bên cạnh đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập giao dịch

     Tuy nhiên,nếu bên ngay tình thu được hoa lợi, lợi tức thì sẽ không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Điều này được ghi nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình, bởi  chủ thể này bỏ công sức tạo lập hoa lợi, lợi tức thì họ xứng đáng nhận được điều đó. Và bản thân họ là người mong muốn xác lập giao dịch, tuy nhiên vì lý do chủ quan hay khách quan của bên còn lại nên mới dẫn tới việc giao dịch vô hiệu. Đồng thời, bên có lỗi sẽ phải bồi thường thiệthại, những chủ thể bị thiệt hại có thể chứng minh và yêu cầu người có lỗi phải bồi thường cho hành vi trái pháp luật và tương ứng với mức độ mà họ gây ra. 

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

4. Hỏi đáp về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Câu hỏi 1: Mục đích của giao dịch dân sự là gì? 

     Theo điều 118 - BLDS 2015, mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. 

Câu hỏi 2: Các hình thức của giao dịch dân sự?

     Theo điều 119-BLDS 2015 quy định hình thức của giao dịch dân sự: 

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong đó, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Câu hỏi 3: Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

     Giao dịch dân sự vô hiệu khi thiếu các điều kiện theo điều 117 BLDS 2015 như sau: 

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

 Bài viết liên quan: 

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo?

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về  giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

+ Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 

+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033

+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178