• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

So sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản, thế nào là cầm cố tài sản, phân biệt thế chấp tài sản với cầm giữ tài sản..........

  • So sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản
  • So sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

So sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về cầm cố tài sản là gì? Thế chấp tài sản là gì? Điểm giống và khác nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản? Ai có quyền nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản? ... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Những điểm tương đồng giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

     Trong Bộ luật dân sự 2015, cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và đều có một số đặc điểm chung như sau:

     Thứ nhất về đối tượng: là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch. 

     Thứ hai, về hình thức, cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là hợp đồng phụ của hợp đồng chính và  phải dược lập thành văn bản.

Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của các bên, bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định. Ngược lại, họ có nghĩa vụ báo cáo cho bên nhận cầm cố hoặc bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ 3 đối với tài sản giao dịch nếu có.

So sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

2. Phân biệt cầm cố tài sản với thế chấp tài sản

Để phân biệt cầm cố tài sản với thế chấp tài sản cần dựa trên một số tiêu chí sau:

Tiêu chí  Cầm cố tài sản Thế chấp tài sản
Căn cứ pháp lý Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 "Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ." Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)."
Giao tài sản Giao tài sản cho bên nhận cầm cố Không giao tài sản cho bên nhận thế chấp
Đối tượng Tài sản thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu Tài sản thường là bất động sản, tài sản hình thành trong tương lai....
Chịu rủi ro Bên nhận cầm cố chịu rủi ro thấp hơn vì đã cầm giữ tài sản Bên nhận thế chấp chịu rủi ro cao hơn
Đăng kí bảo đảm Không cần đăng kí Phải đăng kí thế chấp
Quyền của bên đảm bảo -Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. -Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. -Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. -Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp -Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. -Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.   -Cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Nghĩa vụ của bên đảm bảo -Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. -Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.   -Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. -Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. -Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. -Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. -Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. -Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp.
Quyền của bên nhận đảm bảo     -Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. -Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. -Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. -Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.   -Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp. -Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. -Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng. -Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. -Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. -Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.  
Nghĩa vụ của bên nhận đảm bảo .-Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. -Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. -Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. -Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.    Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. -Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về so sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về so sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về so sánh cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email:Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178