• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca thì bị xử lý như thế nào, quy định của pháp luật về thời gian nghỉ giữa ca

  • Doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca thì bị xử lý như thế nào
  • Doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca 

Câu hỏi của bạn:
     Trường hợp làm ca đêm suốt 12h không cho công nhân nghỉ giữa ca thời gian 45 phút theo luật định thì công ty vi phạm ở mức độ nào. Còn trường hợp không cho nghỉ 45 phút giữa ca thì phía công ty trả thêm tiền công như thế nào cho công nhân. Và nếu như công ty có vi phạm thì tôi phải tới cơ quan thẩm quyền nào để được bảo vệ và giải quyết .
Câu trả lời của Luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca

     1. Quy định của pháp luật về thời gian nghỉ giữa ca

     Thời gian nghỉ giữa ca cho người lao động được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 108 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

     "1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

     2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc."

     Và tại Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định về nghỉ trong giờ làm việc:

     "1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

     Như vậy khi anh làm ca đêm và được nghỉ giữa ca 45 phút thì khoảng thời gian đó cũng được xem là thời giờ làm việc được hưởng lương. [caption id="attachment_88180" align="aligncenter" width="456"]doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca[/caption]

     2. Quy định của pháp luật về xử phạt doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca

     Theo thông tin anh cung cấp, suốt thời gian làm ca đêm anh không có thời gian nghỉ giữa giờ, theo đó doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca sẽ bị xử phạt theo Khoản 11 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

     " 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 
     a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;"

     Theo đó, nếu doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca thì công ty anh sẽ bị phạt tối đa là 5.000.000 đồng. Về vấn đề anh không được nghỉ 45 phút giữa ca thì công ty có trả thêm tiền không sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc trong ca đêm của anh. Vì thông tin anh cung cấp chưa đầy đủ nên sẽ có hai trường hợp sau đây:

     - Trường hợp 1: Thời gian làm việc ca đêm của anh là 8 tiếng (tính cả 45 phút nghỉ giữa giờ anh phải làm việc) thì anh sẽ chỉ được trả lương theo đúng tiền lương dựa trên số giờ anh làm việc mà không có tiền lương làm thêm giờ. Ngoài ra, khi anh làm ca đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

     - Trường hợp 2: Thời gian làm việc ca đêm của anh nhiều hơn 8 tiếng (tính cả 45 phút nghỉ giữa giờ anh phải làm việc) thì thời gian làm việc nhiều hơn 8 tiếng của anh sẽ được tính là thời gian làm thêm giờ. Cách tính thời gian làm thêm giờ ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

+

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít  nhất 30%

+ 20% x

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

 

     3. Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của người lao động

     Nếu sau khi đã thương lượng, đối thoại với ban lãnh đạo của công ty mà vẫn tiếp tục có sự việc doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca thì anh có thể thực hiền quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của người lao động, để hiểu rõ hơn anh có thể tham khảo bài viết sau đây:

     Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 2018

     Để được tư vấn chi tiết về doanh nghiệp vi phạm về thời gian nghỉ giữa ca, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ  Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178