Điều kiện đăng ký thường trú ở ngoại thành Hà Nội
10:07 23/07/2019
Điều kiện đăng ký thường trú ở ngoại thành Hà Nội: Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực
- Điều kiện đăng ký thường trú ở ngoại thành Hà Nội
- đăng ký thường trú ở ngoại thành Hà Nội
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
Câu hỏi của bạn:
Tôi ở trọ quận Long biên 3 năm đã làm tạm trú tạm vắng KT3.Giờ mua đất làm nhà ở Đông Anh muốn nhập khẩu về Đông Anh có nhập được không ạ. Nếu nhập được thì thủ tục như thế nào ạ?
Câu hỏi của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật cư trú sửa đổi 2014
- Luật thủ đô 2012
Nội dung tư vấn Điều 18 Luật Cư trú quy định:
Điều 18. Đăng ký thường trú
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Điều 3, Luật thủ đô giải thích như sau: Nội thành là khu vực gồm các quận của thành phố Hà Nội. Ngoại thành là khu vực gồm các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô quy định về việc quản lý dân cư: “Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.”
Như vậy, công dân muốn nhập khẩu vào các huyện Ngoại thành của thành phố Hà Nội thì vẫn được áp dụng theo Luật cư trú hiện nay.
Theo khoản 1, điều 20 Luật cư trú quy định điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; [caption id="attachment_16962" align="aligncenter" width="500"] Điều kiện đăng ký thường trú ở ngoại thành Hà Nội[/caption]
Tuy nhiên, tại điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú quy định điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“1. Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố trực thuộc trung ương từ một năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; từ hai năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó;
c) Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.”
Theo quy định này, muốn đăng ký thường trú tại huyện Đông Anh thì bạn phải đáp ứng được cả ba điều kiện trên. Đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp thì bạn không đáp ứng được điều kiện “nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú”. Do đó, bạn không thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại Đông Anh được.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tư vấn tranh chấp hôn nhân gia đình
- Tư vấn ly hôn miễn phí 1900. 6500
- Chia tài sản khi ly hôn
- Thời hạn giải quyết ly hôn
- Thẩm quyền giải quyết ly hôn