Đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ có bị xử lí pháp luật không?
09:56 03/01/2018
Đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ có bị xử lí pháp luật không? Hồ sơ đăng ký khai sinh gồm có: Nộp tờ khai theo mẫu quy định; Giấy chứng sinh .....
- Đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ có bị xử lí pháp luật không?
- Đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐĂNG KÍ KHAI SINH CHO CON THEO HỌ MẸ
Câu hỏi của bạn:Em năm nay 20 tuổi vừa sinh được 1 bé 4 ngày tuổi. Em muốn làm giấy khai sinh cho con nhưng người yêu em đã qua đời khi em có thai đứa con này. Giờ em có thể đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ được không và cần những giấy tờ gì khi đi làm. Em có bị pháp luật xử lí khi làm giấy khai sinh không mang họ của người yêu em không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lí:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật hộ tịch 2014
- Nghị định 110/2013 quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh cho con
- Nghị định 123/2015 NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch
Nội dung tư vấn về vấn đề: đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ.
1. Thời hạn đăng kí khai sinh và trách nhiệm đăng kí khai sinh cho con.
Căn cứ khoản 1 điều 15 Luật hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng kí khai sinh cho con:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Như vậy, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Nếu cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Do vậy, theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hay có xác nhận được cha, mẹ của đứa bé hay không thì cha hoặc mẹ của con có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con. Con bạn hiện được 4 ngày tuổi vậy vẫn trong thời hạn 60 ngày để đăng kí khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi bạn đang sinh sống có hộ khẩu thường trú hoặc có thể để cho người thân thích để đi đăng kí khai sinh cho con.
Trong trường hợp quá hạn mà bạn không đăng kí khai sinh cho con thì bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 27 Nghị định 110/2013 quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh cho con như sau:
“1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.” [caption id="attachment_68294" align="aligncenter" width="483"] Đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ[/caption]
2. Thủ tục đăng kí khai sinh cho con
Theo khoản 1 điều 16 Luật hộ tịch quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con:
“1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.”
Theo đó, dù đứa trẻ có cha hay không có cha thì vẫn được làm giấy khai sinh bình thường và khi đi đăng kí khai sinh cần:
- Nộp tờ khai theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh ( trường hợp không có giấy chứng sinh thì cần có văn bản của người làm chứng xác nhận việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh).
Bên cạnh đó, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ cần phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
3. Đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ
Theo khoản 2 điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ – CP quy định về một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch: “Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”.
Như vậy đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn có thể đăng kí khai sinh cho con theo mẹ mà không sợ bị pháp luật xử lí. Các thủ tục giấy tờ như đã trình bày tại phần 2 bên trên. Bạn làm thủ tục đăng kí khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi bạn cư trú. Tuy nhiên, người yêu của bạn đã qua đời khi bạn mang thai đứa con thì bạn nên thông báo cho gia đình của người yêu bạn về sự tồn tại của đứa bé và thỏa thuận về việc đăng kí khai sinh cho con theo họ của bạn. Bạn nên cân nhắc trong trường hợp này vì đứa trẻ sinh ra mà không có đủ cả cha lẫn mẹ sẽ chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn đồng trang lứa. Dù bản thân bạn là mẹ có thể cung cấp đầy đủ tất cả những điều kiện vật chất cho con nhưng thiếu đi tình thương cùng sự chăm sóc của người cha thì trẻ cũng sẽ không phát triển một cách toàn diện nhất.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên về vấn đề đăng kí khai sinh cho con theo họ mẹ sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về thủ tục mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng.