• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trong trường hợp nêu trên, nếu không thỏa thuận được với anh trai, bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế khi mẹ chết anh trai đã sang tên nhà đất

  • Có được chia thừa kế khi mẹ chết mà anh trai đã sang tên nhà đất không?
  • Chia thừa kế khi mẹ chết anh trai đã sang tên nhà đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Gia đình tôi có 2 anh em, mẹ tôi đã mất, tài sản đất đai anh trai tôi giữ đã hợp thức hóa sang tên qua tên của anh trai tôi không chịu phân chia cho tôi. Giờ tôi phải làm như thế nào để lấy lại được phần tài sản của mình và lấy lại được bao nhiêu trong số 6000m3 đất trong đó có 400 mét vuông đất thổ cư và 1 căn nhà cấp 4. Mong Luật sư giải đáp giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề chia thừa kế khi mẹ chết anh trai đã sang tên nhà đất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề chia thừa kế khi mẹ chết anh trai đã sang tên nhà đất như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Quyền thừa kế là gì?

Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 609. Quyền thừa kế

     Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

     Như vậy, có thể hiểu quyền thừa kế là quyền của mỗi cá nhân được thể hiện dưới các nội dung: quyết định, định đoạt về tài sản của mình khi mình chết thông qua việc lập di chúc; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

2. Quyền thừa kế đất đai      

     Theo quy định tại Điều 179 Luật đất đai 2013 thì quyền để lại thừa kế là một trong những quyền của người sử dụng đất. Và để thực hiện được điều đó, thửa đất cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật đất đai.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 1uy định:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

     Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa kế thì điều kiện có sổ đỏ có thể không bắt buộc trong mọi trường hợp, nếu thửa đất đó đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ nhưng chủ sử dụng đất chưa làm thủ tục để cấp thì vẫn được coi là đủ điều kiện để thực hiện quyền thừa kế nếu đáp ứng được 3 điều kiện còn lại theo quy định trên.

3. Có được chia thừa kế khi mẹ chết mà anh trai đã sang tên nhà đất không?

     Vì đất đai là một tài sản có giá trị, nên các tranh chấp về đất đai hiện nay đang xảy ra rất phổ biến. Các bên trong tranh chấp có thể là những người không có quan hệ thân thiết nhưng cũng có thể là những người có quan hệ máu mủ như anh chị em trong gia đình, đặc biệt là tranh chấp về thừa kế đối với tài sản là đất đai.

3.1 Xác định người thừa kế

     Theo thông tin bạn cung cấp, cha mẹ bạn có hai người con là bạn và anh trai của mình, khi mẹ bạn mất có để lại di sản thừa kế là một thửa đất và không để lại di chúc.      Đối với trường hợp này, khi mẹ bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế là mảnh đất mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể Điều 649 BLDS 2015 quy định:
Điều 649. Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Tại Điều 651 BLDS 2015 quy định:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
     Theo quy định trên, bạn và anh trai của bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn, ngoài ra còn có bố bạn và ông bà ngoại của bạn (nếu còn sống) cũng thuộc hàng thừa kế này.     Do đó, quyền của bạn và anh trai bạn là như nhau, mỗi người đều có quyền hưởng một phần di sản thừa kế bằng nhau trong khối di sản mà mẹ bạn để lại.

3.2 Làm thế nào để đòi lại được di sản thừa kế mà anh trai đã sang tên      Như đã phân tích ở trên, khi mẹ bạn mất không để lại di chúc và bạn là con hợp pháp của mẹ bạn thì bạn cũng có quyền được hưởng di sản mà mẹ bạn để lại. Tuy nhiên, hiện nay mảnh đất đó anh trai bạn đã sang tên toàn bộ cho anh trai và không phân chia cho bạn và những người thừa kế khác. Vậy bạn phải làm thế nào để đòi lại được phần di sản mà bạn có quyền được hưởng?      Thứ nhất, bạn có thể thỏa thuận, thuyết phục anh trai bạn tách thửa và tặng cho lại cho bạn một phần thửa đất mà anh đang đứng tên. Tránh việc khởi kiện sẽ dẫn đến mất tình cảm anh em, tốn kém thời gian và chi phí.      Thứ hai, nếu khi đã thỏa thuận nhưng anh trai bạn không đồng ý và muốn giữ lại toàn bộ thửa đất đó làm tài sản riêng của anh trai bạn thì bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện, yêu cầu tòa án hủy sổ đỏ đã cấp cho anh trai bạn vì cấp sai đối tượng. Cụ thể:

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
  • Theo đó khi giải quyết vụ án dân sự đòi phân chia di sản thừa kế là đất đai mà GCNQSDĐ trái pháp luật thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự xem xét hủy GCNQSDĐ đó theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 

Lưu ý: trước khi tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án bạn phải thu thập đầy đủ chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình như: giấy tờ về đất đai mang tên mẹ bạn khi mẹ bạn còn sống, giấy tờ thủ tục anh trai bạn đã thực hiện để sang tên mảnh đất đó cho anh trai bạn...

Kết luận: trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu anh trai chia cho mình một nửa dỉ sản thừa kế của mẹ để lại, nếu anh trai không đồng ý tự nguyện phân chia thì bạn phải thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu chia thừa kế khi mẹ chết anh trai đã sang tên nhà đất.

4. Tình huống tham khảo: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

     Thưa Luật sư, tôi bị gia đình hàng xóm lấn chiếm đất, đã hòa giải nhưng không thành, nay tôi muốn khởi kiện tại Tòa án nhưng không biết lấy mẫu đơn khởi kiện ở đâu và viết như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn!

1. Mẫu đơn khởi kiện

     Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nói riêng và đơn khởi kiện nói chung được ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.      Dưới đây là nội dung mẫu đơn khởi kiện:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….  

ĐƠN KHỞI KIỆN                     Kính gửi: Toà án nhân dân (2)…………………………………… Người khởi kiện: (3)......................................................................................................................... Địa chỉ: (4) ....................................................................................................................................... Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có) Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có) Người bị kiện: (5)............................................................................................................................. Địa chỉ (6) ........................................................................................................................................ Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có) Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có) Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)............................................................................. Địa chỉ: (8)........................................................................................................................................ Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………...(nếu có) Địa chỉ thư điện tử : ………………………………............(nếu có) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)........................................................................ Địa chỉ: (10) ...................................................................................................................................... Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có) Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……............. (nếu có) Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)................................................................... ............................................................................................................................................................. ...... >>> Tải mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế

2. Hướng dẫn kê khai đơn khởi kiện

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề chia thừa kế khi mẹ chết anh trai đã sang tên nhà đất:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi như: Tòa án có thẩm quyền giải quyết, án phí giải quyết tranh chấp đất đai... và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về chia thừa kế khi mẹ chết anh trai đã sang tên nhà đất và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Tuấn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178