• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi bố mẹ mất có để lại tài sản, hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu về vấn đề hai anh em chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại

  • Hai anh em chia di sản thừa kế bố mẹ để lại
  • Hai anh em chia di sản thừa kế
  • Tư vấn luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:      Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Bố mẹ tôi có 2 người con là tôi và anh trai tôi. Khi còn sống bố mẹ tôi có một mảnh đất và một căn nhà trên đó. Hiện nay khi bố mẹ tôi đã mất không có di chúc, tôi và anh trai muốn phân chi di sản thừa kế do của bố mẹ tôi để lại. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về hồ sơ, thủ tục thực hiện như thế nào được không? Tôi xin cảm ơn!
Căn cứ pháp lý:

1. Di sản thừa kế là gì? Khi nào được phân chia di sản thừa kế?

     Theo quy định tại BLDS 2015, di sản thừa kế chính là những tài sản do người chết để lại, tài sản này bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.      Tài sản theo quy định tại BLDS 2015 bao gồm : vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.      Hiện nay, BLDS không có quy định về thời điểm phân chia di sản thừa kế, mà chỉ quy định về thời điểm mở thừa kế, cụ thể Điều 611 BLDS 2015 quy định:
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. 2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
     Khi người có tài sản chết thì quan hệ thừa kế mới phát sinh và những người hưởng thừa kế mới có quyền được phân chia di sản. Do đó, thời điểm phân chia di sản có thể do những người thừa kế cùng thỏa thuận và lựa chọn một thời điểm thích hợp sau thời điểm mở thừa kế.

2. Trường hợp hạn chế phân chia di sản thừa kế

     Theo quy định tại Điều 661 BLDS 2015, việc phân chia di sản thừa kế sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp sau đây:
  • Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
  • Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

3. Trường hợp hai anh em chia di sản thừa kế bố mẹ để lại

     Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trong trường hợp này, hai anh em chia di sản thừa kế khi bố mẹ mất không có di chúc nên thuộc trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.      Thủ tục hai anh em chia di sản thừa kế bố mẹ để lại như sau:      a) Hồ sơ cần chuẩn bị:
  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
  • Giấy chứng tử của người chết;
  • Giấy tờ về nhân thân của những người thừa kế: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ của những người thừa kế: giấy khai sinh để chứng minh quan hệ cha mẹ con, đăng ký kết hôn để chứng minh quan hệ vợ chồng.
  • Đối với những người thừa kế đã chết phải cung cấp giấy chứng tử. Và một số loại giấy tờ khác nữa tùy từng trường hợp cụ thể.
     b) Trình tự thực hiện      Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của hai anh em được thực hiện theo trình tự các bước như sau: Bước 1: Niêm yết thông báo về việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế      Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã nơi có bất động sản và nơi cư trú cuối cùng của người mất. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết. Bước 2: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế      Kết thúc thời gian niêm yết, nếu không có bất cứ tranh chấp gì, cũng không phát sinh thêm người thừa kế nào mới. Văn phòng công chứng tiến hành lập và công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Bước 3: Đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với những tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. [caption id="attachment_238232" align="aligncenter" width="600"]Hai anh em chia di sản thừa kế bố mẹ để lại Hai anh em chia di sản thừa kế bố mẹ để lại[/caption]

4. Phân chia di sản thừa kế trong một số trường hợp đặc biệt

     Việc phân chia di sản thừa kế trong một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
  • Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng
  • Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5. Tình huống tham khảo: Những người không có quyền hưởng di sản thừa kế?

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn: mẹ tôi đã mất cách đây được hơn 1 năm. Trước khi mất mẹ tôi có một mảnh đất và một căn nhà cấp 4 trên đó. Nay chúng tôi muốn chia thừa kế căn nhà và mảnh đất mà mẹ tôi để lại. Nhưng tôi có một người anh trai không có vợ, do chơi bời, nghiện ngập nên thường xuyên bạo hành mẹ tôi để lấy tiền và muốn chiếm đoạt ngôi nhà khi mẹ tôi còn sống. Vậy trường hợp này thì chúng tôi có thể không phân chia cho người anh đó được không? Tôi xin cảm ơn!
Theo Điều 621 BLDS 2015 thì những người sau đây không có quyền được hưởng di sản thừa kế:
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
     Tuy nhiên, những người nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
     Do đó, trong trường hợp này của bạn, nếu anh trai bạn thường xuyên có hành vi ngược đãi mẹ của bạn nhưng chưa bị kết án về hành vi này thì bạn không có căn cứ để không phân chia di sản thừa kế cho anh trai của bạn. Nếu khi mất mẹ bạn không để lại di chúc thì anh bạn là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn và có quyền hưởng di sản.
 
Bài viết liên quan:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Hai anh em chia di sản thừa kế bố mẹ để lại

     Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về vấn đề hai anh em chia di sản thừa kế bố mẹ để lại mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật Sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật Sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật Sư. 
  • Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178