• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi bố mẹ mất thì các anh em chia tài sản thừa kế thế nào. Hãy xem bài viết hôm nay của Luật Toàn Quốc để hiểu thêm về quy định chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất bạn nhé.

  • Quy định về chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất
  • chia thừa kế theo pháp luật
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRƯỜNG HỢP CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT KHI BỐ MẸ MẤT Câu hỏi của bạn:      Bố mẹ tôi đã qua đời (đã được 1 năm) tài sản để lại một căn nhà cấp 4 và mảnh đất 400m2 (không có di chúc), nay chúng tôi muốn họp lại để chia cho 3 người (2 con gái, 1 con trai, tất cả đều lập gia đình) nhưng em trai tôi không đồng ý vì đang ở trong ngôi nhà cấp 4 cùng cô em gái đã ly dị chồng, bây giờ tôi phải làm thủ tục gì để chia tài sản trên. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự năm 2005
Nội dung tư vấn

1. Quy định về chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất

     Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005:
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
     Như vậy bố mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì trường hợp này thuộc diện chia tài sản thừa kế theo pháp luật.      Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo Điều 676 và Điều 684 BLDS 2005, theo đó di sản thừa kế sẽ được chia theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo như lời bạn kể thì bố mẹ đã mất, bạn không đề cập rõ đến ông, bà của bạn còn sống hay không cũng như bố mẹ bạn có tất cả bao nhiêu người con. Theo như quy định của pháp luật thì cha, mẹ, con của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu như ông, bà của bạn đã qua đời hết và nhà bố mẹ bạn chỉ có 3 người con là bạn và 2 em của bạn thì 3 chị em bạn sẽ được hưởng di sản mà bố mẹ bạn để lại, phần di sản này sẽ được chia đều thành 3 phần bằng nhau, mỗi người hưởng 1 phần. [caption id="attachment_238189" align="aligncenter" width="600"]Chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất Chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất[/caption]      Do đây là thừa kế theo pháp luật nên việc chia thừa kế của 3 người được thực hiện bằng việc họp mặt những người thừa kế và thỏa thuận về việc chia thừa kế theo quy định tại Điều 681 BLDS 2005.    
Điều 681. Họp mặt những người thừa kế       1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:       a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;       b) Cách thức phân chia di sản.       2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
     Như vậy chị em bạn có thể thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền để 1 người đứng ra phân chia di sản thừa kế. Văn bản này phải có chữ ký của 3 người và nếu muốn văn bản có tính pháp lý ràng buộc cao thì các bạn nên đi công chứng. Sau khi đã có văn bản thỏa thuận thì đối với những di sản như quyền sử dụng đất, 3 người sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành sang tên. Đối với những tài sản không chia được thì có thể thỏa thuận về việc định giá để chia.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị để chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất

  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu)
  • Giấy chứng tử
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản
  • Giấy tờ nhân thân của người thừa kế
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế với người để lại di sản.
[caption id="attachment_238190" align="aligncenter" width="600"]Chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất Chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất[/caption]

3. Thủ tục thừa kế di sản khi bố mẹ mất

  • Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản: thực hiện theo Điều 681 BLDS 2005
  • Thủ tục công chứng: sau khi nộp hồ sơ trên thì cơ quan công chứng sẽ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.
  • Thủ tục sang tên: sau khi đã có văn bản thỏa thuận thì đối với những di sản như quyền sử dụng đất thì những người thừa kế sẽ đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành sang tên.
     Bài viết liên quan:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất

     Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về chia thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ mất mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật Sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật Sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật Sư. 
  • Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178