• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo trình tự, thủ tục cụ thể như sau:

  • Chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân
  • Chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHUYỂN MỤC ĐÍCH TỪ ĐẤT VƯỜN AO SANG ĐẤT Ở ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Kiến thức của bạn:

Chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức:

      Đất vườn có thể dùng để trồng cây hàng năm, trồng hoa màu; có thể liền kề cùng một thửa với đất ở hoặc được tách riêng ra một thửa độc lập. Đất ao có thể nuôi dùng nuôi trồng thủy sản nhưng hai loại đất này không được xác định là đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản theo quy định của Luật Đất đai 2013. Ngoài ra đất vườn và ao có thể xây dựng nhà ở tuy nhiên phải thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013 lên đất thổ cư thì mới được xây dựng.

    Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn ao sang đất ở cần thực hiện theo trình tự, thủ tục với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất cần phải xin phép. Những quy định vể trình tự, thủ tục, nghĩa vụ tài chính được quy định như sau:

1. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở

     Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường

Cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân thì nộp hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. (Theo khoản 1 điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

       Ngoài các giấy tờ theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, cá nhân cần mang theo những giấy tờ khác như: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan tài nguyên và môi trường nơi tiếp nhận hồ sơ.

     Bước 2: Cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

     Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

Thời gian thực hiện thủ tục

         Thời gian thực hiện thủ tục không quá 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ hợp lệ (theo điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; điều này được sửa đổi bổ sung bởi khoản 40 điều 2 nghị định 01/2017/NĐ- CP). Nếu hộ gia đình, cá nhân tại các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 30 ngày  kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. [caption id="attachment_64238" align="aligncenter" width="450"]Chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở Chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở[/caption]

2. Nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở

        Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính bao gồm: Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, lệ phí địa chính, phí thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.1 Tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất

      Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP: Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, hoặc gắn liền nhưng đã được tách đất ra trước ngày 01/07/2004 sang làm đất ở thì tiền sử dụng đất bằng 50% giá trị chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở và tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

        Như vậy, tiền sử dụng đất = 50% x (tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

 2.2. Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

       Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất.

        Mức thu: Tùy thuộc vào diện tích đất cấp quyền sử dụng, việc sử dụng đất vào mục đích khác nhau (làm nhà ở, để sản xuất, kinh doanh) và các điều kiện cụ thể của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc, mức thu cao nhất không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ.

2.3. Lệ phí địa chính

     Lệ phí địa chính là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về địa chính.

     Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp.

Bài viết tham khảo:

     Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề chuyển mục đích từ đất vườn ao sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.                                     

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178