Chuyển giao nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ hôn nhân
14:38 10/06/2019
Việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điều 315, Bộ Luật dân sự 2005 như sau: Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế..
- Chuyển giao nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ hôn nhân
- chuyển giao nghĩa vụ
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Tôi và chồng đang muốn thỏa thuận ly hôn nhưng trong thời gian hôn nhân chúng tôi có vay nợ ngân hàng 1 khoản để mua nhà và khi ly hôn chồng tôi sẽ chịu trách nhiệm trả số nợ đó. Tuy nhiên tôi muốn yêu cầu chồng tôi phải làm 1 bản cam kết và có chữ ký chấp nhận của ngân hàng anh là người chịu trả toàn bộ số nợ, còn tôi không liên can, anh sang tên toàn bộ số tài sản của 2 vợ chồng sang tên một mình tôi có công nhận của UBND phường nơi tôi cư trú. Vậy xin hỏi luật sư tôi làm thế đúng hay sai? Ngân hàng và UBND phường có thẩm quyền đó không hay tôi phải ký vào đơn thuận tình ly hôn trước? Khi tòa xử án xong thì 2 bản cam kết trên mới có hiệu lực? Rất mong được giải đáp.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc.
- Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2005
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Nội dung tư vấn
Do thông tin chị cung cấp còn nhiều điểm chưa cụ thể và rõ ràng. Vì vậy, trước tiên, chị cần xác nhận lại cho chúng tôi những câu hỏi sau:
- Hai vợ chồng chị vay tiền ngân hàng có giao dịch bảo đảm (thế chấp, tín chấp, cầm cố,...) không?
- Nếu có giao dịch bảo đảm, thì tài sản mà chồng chị sang tên cho chị có thuộc tài sản bảo đảm không?
- Chồng chị sang tên cho chị những tài sản gì?
- Nếu chồng chị sang tên toàn bộ tài sản của hai vợ chồng cho một mình chị thì chồng chị có tài sản riêng và tài sản riêng đó có đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay không?
Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho chị như sau:
*Thỏa thuận giữa hai vợ chồng:
Điều 38, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Trường hợp, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức thì thỏa thuận đó sẽ bị vô hiệu.
Điều 129, Bộ Luật dân sự 2005 có quy định như sau: “Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
Theo đó, nếu giao dịch, thỏa thuận giữa hai vợ chồng chị nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng thì thỏa thuận giữa hai vợ chồng chị bị vô hiệu, không được pháp luật công nhận.
Nếu sau khi chồng chị sang tên toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng cho mình chị, và anh ấy vẫn còn tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì thỏa thuận của hai anh chị hoàn toàn hợp pháp.
*Về việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự:
Căn cứ điều 315, Bộ Luật dân sự 2005 thì :
"1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
- Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ."
Như vậy, nếu hai vợ chồng chị muốn chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang cho chồng chị, chị với chồng có thể lên Ngân hàng để thỏa thuận về vấn đề chuyển giao nghĩa vụ trả nợ. Nếu ngân hàng đồng ý thì hai bên sẽ làm lại hợp đồng vay trong đó chồng chị sẽ là người có nghĩa vụ trả nợ còn lại với ngân hàng.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Liên kết tham khảo: