Chế độ nghỉ hằng năm của người lao động 2020
09:28 23/10/2020
Người lao động sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm khi đi làm đủ 12 tháng hay chưa đủ 12 tháng? Cách tính số ngày đươc nghỉ trong năm.
- Chế độ nghỉ hằng năm của người lao động 2020
- chế độ nghỉ hàng năm 2020
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHẾ ĐỘ NGHỈ HÀNG NĂM 2020
Chào luật sư hiện em đang làm việc tại văn phòng cho một công ty thương mại. Em muốn biết chế độ nghỉ hàng năm của em như thế nào theo pháp luật lao động năm 2020, và em sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm. Em xin cảm ơn luật sư.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chế độ nghỉ hàng năm 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chế độ nghỉ hàng năm 2020 như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012
- Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung của bộ luật lao động
- Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
1. Chế độ nghỉ hàng năm 2020 được quy định như thế nào?
Ngoài lương thưởng thì chế độ nghỉ hàng năm luôn là vấn đề người lao động quan tâm. Đối với công nhân viên chức và người lao động mỗi kì nghỉ đều mang ý nghĩa đặc biệt. Các quy định về chế độ nghỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến công nhân viên chức và người lao động.
Khi đi làm người lao động sẽ được chia làm hai trường hợp gồm: người lao động có đủ 12 tháng làm việc; Người lao động có dưới 12 tháng làm việc. Vì vậy chế độ nghỉ hàng năm của mỗi đối tượng người lao động sẽ khác nhau và có những quy định riêng để điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết như sau:
2. Chế độ nghỉ hàng năm 2020 của người lao động
2.1. Chế độ nghỉ hàng năm đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc
Khoản 1 điều 111 bộ luật lao động 2012:
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Số ngày nghỉ | Đối tượng |
12 ngày làm việc | người làm công việc trong điều kiện bình thường; |
14 ngày làm việc | người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; |
16 ngày làm việc | người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. |
Cứ 05 năm làm việc cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tăng thêm số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động là 01 ngày.
“12 tháng làm việc” được hiểu là 12 tháng làm việc thực tế của người lao động. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm, được quy định tại điều 6 nghị định 45/2013/NĐ-CP bao gồm:
- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho doanh nghiệp.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương (như nghỉ để kết hôn; để dự kết hôn của con hoặc nghỉ vì bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết).
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được doanh nghiệp đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
2.2. Chế độ nghỉ hàng năm đối với người lao động có dưới 12 tháng làm việc
Căn cứ điều 7 nghị định 45/2013/NĐ-CP:
Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm
Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.
Trường hợp này, doanh nghiệp quy định thời gian nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc thực tế của người lao động. Cụ thể như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm đối với lao động làm việc dưới 12 tháng | = | Số ngày nghỉ hằng năm | + | Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có) | * | Số tháng làm việc thực tế trong năm |
12 |
Lưu ý: Kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.
Ví dụ: Ông A, là người làm công việc trong điều kiện bình thường, ký hợp đồng không xác định thời hạn tại công ty C từ 1/5/2013, đến 31/12/2017 thì ông A nghỉ việc. Vậy,
- Năm 2013, ông A làm việc được 8 tháng, ông A có số ngày nghỉ phép năm là: 12/12*8 = 8 (ngày)
- Từ năm 2014 đến năm 20117, ông A làm đủ 12 tháng mỗi năm nên có số ngày nghỉ phép là 12 (ngày/ năm).
3. Quyền của NLĐ và NSDLĐ khi thực hiện chế độ nghỉ hàng năm 2020
3.1 Quyền của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3.2 Quyền của người lao động
- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
- Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.
- Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.
- Người lao động đang nghỉ hằng năm được người sử dụng lao động đồng ý thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, đối với chế độ nghỉ hàng năm 2020, NLĐ và NSDLĐ có các quyền mà pháp luật đã quy định rõ. Tương ứng với mỗi quyền này là các nghĩa vụ các bên phải thực hiện.
4. Cách tính tiền lương khi nghỉ theo chế độ nghỉ hàng năm 2020
4.1. Nguyên tắc, căn cứ tính tiền lương nghỉ theo chế độ nghỉ hàng năm 2020
Căn cứ điều 26 nghị định 05/2015/NĐ-CP:
Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương
1. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;
b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.
4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
5. Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 100 hoặc bị tạm đình chỉ công việc quy định tại Điều 129 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
6. Tiền lương làm căn cứ khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị tại Khoản 1 Điều 130 của Bộ luật Lao động là tiền lương thực tế người lao động nhận được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định.
Theo đó, người lao động khi thực hiện chế độ nghỉ hàng năm trong thời gian nghỉ, thời gian nghỉ chưa hết số ngày, tạm ứng tiền...sẽ được tính theo quy định pháp luật và căn cứ theo tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thời gian nghỉ của người lao động để thực hiện.
4.2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động theo chế độ nghỉ hàng năm 2020
Căn cứ theo khoản 2 điều 26 nghị định 05/2015/NĐ-CP ta có công thức sau:
Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm | = | Tiền lương theo hợp đồng lao động | * | Số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc |
Số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động |
4.3. Cách tính tiền lương trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm
Căn cứ khoản 4 điều 26 nghị định 05/2015/NĐ-CP, trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ được tính như sau:
Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm | = | A | * | C |
B |
Trong đó:
A: Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. Ngoài ra ta cần lưu ý các trường hợp sau:
Trường hợp |
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động |
|
Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên | Khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm | A = Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm |
Vì lý do khác | A = Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm | |
Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng | A = Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc. |
B: số ngày làm việc bình thường mà doanh nghiệp quy định trong tháng trước liền kề thời điểm doanh nghiệp tính trả.
C: số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
5. Thời gian làm việc của một số ngành nghề đặc biệt
Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của một số ngành nghề đặc biệt. Cụ thể:
- Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật này.
Theo đó, một số ngành nghề đặc biệt có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi khác so với các ngành nghề khác bao gồm:
- NLĐ làm việc trong ngành nghề vận tải đường sắt;
- NLĐ làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
- NLĐ làm công việc sản xuất có tính chất thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng;
- NLĐ làm việc trong lĩnh vực phòng chống thiên tai;
Như vậy, bạn sẽ được nghỉ 12 ngày làm việc trên một năm khi làm việc trong điều kiện bình thường. Với cách tính tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm bằng tiền lương theo hợp đồng lao động, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, rồi nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cách tính cũng giống nhau, và công ty tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về quy định về chế độ nghỉ hàng năm 2020
Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các chế độ phụ cấp; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; nghỉ hàng năm; nghỉ cộng dồn trong năm, tiền lương tối thiểu và các câu hỏi khác trong phạm vi liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về quy định về chế độ nghỉ hàng năm 2020 như: soạn thảo văn bản/ tham gia bảo vệ quyền lợi người yêu cầu, soạn thảo nội quy công ty thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;..
Bài viết tham khảo:
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lan Anh