• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chấm dứt việc nuôi con nuôi theo pháp luật năm 2018. Hồ sơ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, thủ tục yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

  • Chấm dứt việc nuôi con nuôi theo pháp luật năm 2018
  • chấm dứt việc nuôi con nuôi
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI

Câu hỏi về chấm dứt việc nuôi con nuôi

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau: Vợ chồng tôi không có khả năng sinh con nên đã nhận nuôi một đứa trẻ làm con nuôi từ năm 2001. Mấy năm nay, thằng con tôi không hiểu tại sao lại trở nên quậy phá, thường xuyên đi với đám bạn xấu lâu lâu mới về một lần. Giờ mỗi lần về nó lại đem đồ đạc gia đình đi, hôm trước nó về mẹ nó ngăn không cho nó đi thì nó đánh mẹ nó. Vợ chồng tôi không muốn nhận nuôi nó nữa có được không ạ. Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về chấm dứt việc nuôi con nuôi

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chấm dứt việc nuôi con nuôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:

1. Căn cứ pháp luật về chấm dứt việc nuôi con nuôi

2. Nội dung tư vấn về chấm dứt việc nuôi con nuôi

2.1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

     Điều 25 Luật Nuôi con nuôi quy định:

     "Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này."

     Con nuôi của bạn có những hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi, thêm nữa lại xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của cha mẹ nuôi vì vậy theo quy định nêu trên, bạn có đủ căn cứ chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.

2.2. Quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

     Theo quy định tại điều 26 Luật Nuôi con nuôi, các cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi bao gồm:

  • Cha mẹ nuôi.
  • Con nuôi đã thành niên.
  • Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
  • Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

     Như vậy, bạn với tư cách là cha mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi.

  [caption id="attachment_131995" align="aligncenter" width="450"]Chấm dứt việc nuôi con nuôi Chấm dứt việc nuôi con nuôi[/caption]

2.3. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

2.3.1. Thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi

     Theo quy định tại điều 35 và điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, toàn án cấp huyện nơi cha mẹ nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt nhận nuôi con nuôi.

 
2.3.2. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi
     Bước 1: Người có yêu cầu gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
  • Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
  • Tòa án thông báo lệ phí giải quyết việc dân sự và thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự; Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

     Bước 2: Thời gian chuẩn bị xét xử là 1 tháng để tòa ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật

2.4. Hậu quả pháp lý của chấm dứt việc nhận con nuôi

     Điều 27 Luật Nuôi con nuôi quy định hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi như sau:
  • Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
  • Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt được khôi phục.
  • Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi."
     Một số bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về chấm dứt việc nuôi con nuôi, quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:[email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.       Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178