• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không, quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, mức cấp dưỡng cho con...

  • Cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không
  • Cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không

Câu hỏi của bạn về cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không

    “Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau: Cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không? Xin chân thành cảm ơn !" 

Câu trả lời của luật sư về cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Căn cứ pháp lý về cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không

2. Nội dung tư vấn về cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không

2.1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con

     Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, " Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu."

     Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

     "1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
     2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."

     Tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, theo đó: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

     Như vậy, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Việc cấp dưỡng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của hai bên nam, nữ. Trường hợp hai bên không đăng kí kết hôn mà có con chung thì nghĩa vụ này với con vẫn phải thực hiện. [caption id="attachment_133840" align="aligncenter" width="348"]Cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không Cha mẹ chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không[/caption]

2.2. Người chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không

      Theo quy định của Điều 82 Luật hôn nhân gia đình đã nói ở trên, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ. Luật hôn nhân gia đình không nhắc đến trường hợp cha mẹ là người chưa thành niên thì có nghĩa vụ này hay không. Tuy nhiên, theo quy định trên thì cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ này, không loại trừ trường hợp nào, dù là người đã thành niên hay chưa.    

       Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là người chưa thành niên thông thường chưa tạo lập được tài sản, chưa có tài sản riêng. Vậy làm sao để có thể cấp dưỡng cho con? Vấn đề thứ hai đó là hiện nay pháp luật quy định chế tài nào đối với người chưa thành niên trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

      Vì vậy, về mặt lý thuyết, cha mẹ là người chưa thành niên vẫn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ này không được đảm bảo. Thiết nghĩ, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này.  

     Tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về người chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không, quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luât hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178