Tư vấn thủ tục tách thửa tại Thái Bình
11:18 12/05/2018
Tư vấn thủ tục tách thửa tại Thái Bình - Luật Toàn Quốc, tách thửa tại Thái Bình, diện tích tối thiểu để tách thửa tại thái bình, trường hợp không được...

Tư vấn thủ tục tách thửa tại Thái Bình
tách thửa tại Thái Bình
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tách thửa tại Thái Bình cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về tách thửa tại Thái Bình
1. Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Thái Bình đối với đất ở
Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Như vậy để xem xét về điều kiện tách thửa thì chủ sử dụng đất phải tìm hiểu quyết định của ủy ban nhân tỉnh nơi có đất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.
Căn cứ vào Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách thửa được quy định cụ thể như sau:
-
Tách thửa đối với đất ở tại đô thị Thái Bình: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu ³ 3m;
-
Tách thửa đối với đất ở tại nông thôn Thái Bình: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu ³ 4m.
- Các thửa đất hình thành sau khi tách thửa có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu không được nhỏ hơn diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu theo quy định như trên. Trường hợp thửa đất tách thành hai hoặc nhiều thửa, trong đó có thửa có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu nhỏ hơn quy định như trên nhưng xin hợp với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa mới có diện tích, kích thước bằng hoặc lớn hơn diện tích, kích thước tối thiểu quy định trên thì được phép thực hiện tách thửa; việc tách thửa phải được thực hiện đồng thời với việc hợp thửa.
- Các thửa đất được hình thành sau quá trình tách, hợp thửa phải có lối vào thửa đất.
[caption id="attachment_89081" align="aligncenter" width="411"] tách thửa tại Thái Bình[/caption]
2. Các trường hợp không được tách thửa tại Thái Bình
Người sử dụng đất không được tách thửa khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Thửa đất thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết chia lô được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc khu vực đã có thông báo thu hồi đất thì không được phép tách thửa đất.
- Hiến tặng cho Nhà nước một phần diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa;
- Thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trước ngày 06 tháng 5 năm 2011;
- Thực hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 06 tháng 5 năm 2011;
- Các giao dịch về quyền sử dụng đất có tách thửa đã được công chứng, chứng thực hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ trước ngày 06 tháng 5 năm 2011 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bài viết tham khảo:
- Tách thửa tại Gia Lai khi thửa đất còn lại sau khi tách không đủ diện tích tối thiểu
- Tách thửa phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
Để được tư vấn chi tiết về tách thửa tại Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.